Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 28/03/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 185 Lượt xem
5/5 - (34 bình chọn)

Dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa đang là một ngành dịch vụ ngày càng được quan tâm và phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít người có hiểu biết về hoạt động của spa đôi khi có nhiều người còn có những suy nghĩ không đúng đối với loại hình kinh doanh dịch vụ này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nột dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa.

Các loại hình spa hoạt động hiện nay:

– Spa điểm đến (Destination):

+ Là nơi cung cấp những chương trình hướng tới việc thúc đẩy một lối sống lành mạnh, tập thói quen bảo vệ sức khỏe bằng những kháo đào tạo ngắn hạn với bài giảng nhằm chăm sóc sức khỏ thể chất và tinh thần như các lớp học yoga, lớp học nấu nướng dinh dưỡng hay chương trình đi bộ đường dài.

+ Đây là loại hình spa yêu cầu nghỉ tối thiểu 02 – 03 đêm và khuyến khích ở lại lâu hơn. Họ cung cấp một bầu không khí thân thiện, hoàn hảo cho các khách hàng đi một mình. Dịch vụ này thường được giới hạn về độ tuổi.

– Spa trong ngày (Day Spa):

+ Là nơi cung cấp một loạt các dịch vụ cho các mục đích nâng cao sức khỏe, làm đẹp và thư giãn thông qua điều trị massage, chăm sóc cơ thể như tẩy da chết và đắp bùn, chăm sóc da mặt, massage toàn thân.

+ Loại hình spa phổ biến nhất hiện chính là Day Spa, có khoảng 80% spa đang hoạt động đều là loại hình này nhưng không phải tất cả đều giống nhau.

+ Mỗi dịch vụ của loại hình này thường kéo dài vài tiếng cho đến nửa ngày hoặc có khi cả ngày. Giá cả phù hợp và rẻ hơn một số loại hình khác.

– Suối khoáng Spa (Mineral Spring spa):

+ Đây là dịch vụ spa dựa vào các nguồn khoáng thiên nhiên, suối nước nóng để sử dụng trong điều trị thủy liệu pháp. Đó là gốc rễ lịch sử của Spa khi các du khách đến các vùng nước khoáng cho lợi ích sức khỏe của họ.

+ Loại hình này thường được hình thành tại các vị trí của suối nước nóng tự nhiên hoặc nguồn nước khoáng.

– Spa Y tế (Medical Spa):

+ Là sự kết hợp giữa một phòng khám Y tế và một Day Spa được hoạt động dưới sự giám sát của bác sĩ.

+ Những dịch vụ phổ biến nhất thực hiện với một Spa Y tế là phương pháp điều trị laser.

– Spa tại khu nghỉ dưỡng (Resort Spa):

Là nơi cung cấp dịch vụ nhắm đến đối tượng là khách du lịch thưởng thức kỳ nghỉ tại các resort cao cấp.

– Spa khách sạn (Hotel Spa):

Chi phí của Spa này tương đối cao nhưng lợi thế là ưu đãi cho khách hàng được quyền sử dụng tiện nghi có sẵn trong khuôn viên khách sạn như sân tennis, hồ bơi, phòng tập thể hình, …

Đăng ký thương hiệu dịch vụ chăm sóc làm đẹp spa:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thương hiệu spa

– Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện của tổ chức hoặc cá nhân thay mặt thực hiện thủ tục. Đồng thời, khi nộp đơn đăng ký, quý bạn đọc tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm theo hồ sơ.

– Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu quý bạn đọc cần chuẩn bị một số các giấy tờ sau:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.

+ Danh mục dịch vụ spa dự định đăng ký nhãn hiệu.

+ Ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục nộp đơn đăng ký.

+ Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

+ Mẫu nhãn hiệu không được nhỏ hơn 03×03 cm và không được vượt quá 08×08 cm (01 mẫu).

Bước 2: Nộp đơn và tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu spa

– Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được Cơ quan quản lý Nhà nước về Quyền Sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo đúng quy định tại Khoản 1 – Điều 108 – Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý đơn đăng ký theo trình tự như sau:

+ Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu được thẩm định về hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn như các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ, quyền nộp đơn hay phân nhóm đối tượng trong đơn. Đối với trường hợp đơn đăng ký hợp lệ thì Cơ quan Nhà nước ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, đối với trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong những trường hợp tại khoản 2 – Điều 109 – Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu Công nghiệp ra thông báo từ chối và nêu rõ lý do.

+ Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu đã được Cơ quan Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn từ 02 đến 03 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

+ Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đồng thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ tương ứng.

Thời hạn nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, Cơ quan Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và tiến hành đăng bạ.

Đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 – Điều 117 – Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Như vậy, Đăng ký thương hiệu đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong mục đầu tiên của bài viết. Luật Hoàng Phi chúng tôi mong rằng với những nội dung liên quan trong bài viết sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc.

 

 

5/5 - (34 bình chọn)