Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 191 Lượt xem
5/5 - (15 bình chọn)

Nuôi thú cưng đang là một trào lưu rất được đón nhận hiện nay. Vì thế, những cửa hàng thú cưng cũng phát triển một cách nhanh chóng. Với sự phát triển như vậy để bảo vệ được thương hiệu cửa hàng của mình việc đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng là điều hết sức cần thiết.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng.

Cửa hàng thú cưng là gì?

Cửa hàng thú cưng (pet shop) là cửa hàng chuyên mua bán thú cưng, thức ăn, các phụ kiện cho chó, mèo thực phẩm chức năng cho đến dịch vụ tắm, cắt tỉa lông,…

– Mục đích của việc đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng:

+ Được pháp luật ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu: Khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền trong những lĩnh vực thủ tục đăng ký thương hiệu và các lĩnh vực liên quan, các bên khác đều không được sử dụng và không thể đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu.

+ Tiếp cận, dễ dàng tạo được niềm tin đối với khách hàng: Nhãn hiệu là phương tiện gần gũi nhất để tiếp cận khách hàng. Thông qua việc được ghi nhận bảo hộ, doanh nghiệp quảng cáo nhãn hiệu của mình rộng rãi đến người tiêu dùng, xây dựng được dấu ấn và niềm tin của người tiêu dùng.

+ Hạn chế và xử lý các hành vi câm phạm nhãn hiệu: Nếu đã được bảo hộ thì không có một bên nào có thể ăn cắp, làm giả, làm nhái và khiến cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn, hoang mang khó phân biệt ảnh hưởng đến giảm sút uy tín và doanh thu tài chính của tổ chức.

+ Tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác: Không có một nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một tổ chức có những sản phẩm không xác định được. Trường hợp tổ chức có nhãn hiệu sản phẩm đã được bảo hộ và thêm những dự án đầu tư tiềm năng thì sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.

Điều kiện chung về bảo hộ nhãn hiệu:

Căn cứ quy định tại Điều 72 – Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quy định về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ, cụ thể:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Chi phí của việc đăng ký thương hiệu:

Chi phí sẽ bao gồm các loại sau đây:

– Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký là:

Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu là 2.5000.000 đồng/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm).

– Chi phí cho việc tra cứu thương hiệu:

Phsi tra cứu thương hiệu là 700.000 đến 900.000 đồng/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ.

– Chi phí cho việc cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu:

Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là 700.000 đồng/nhóm dịch vụ hoặc sản phẩm (tối đa 06 dịch vụ/sản phẩm trong nhóm).

– Chi phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu:

Không có quy định về mốc chi phí dịch vụ đối với các trường hợp sử dụng dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyên cung cấp dịch vụ này. Do đó, chi phí phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng:

Thứ nhất: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bảo hộ.

Để tiến hành đăng ký thương hiệu, quý bạn đọc cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Cần hết sức chú ý khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước tiếp theo.

Thứ hai: Tra cứu thương hiệu sau khi thiết kế xong để đánh giá xem khả năng đăng ký của thương hiệu.

– Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, quý bạn đọc sẽ tra cứu xem thương hiệu của mình có khả năng đăng ký hay không.

– Đối với trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, quý bạn đọc nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên theo như quy định của pháp luật.

Thứ ba: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thuốc thú y tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Khi đã tiến hành tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu thương hiệu cần nắm chắc thời gian sớm nhất tiền hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tự để giành lấy ngày ưu tiên sớm nhất.

Thứ tư: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký.

Sau khi nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền người đăng ký thương hiệu sẽ theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn. Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng.

Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Như vậy, Đăng ký thương hiệu của hàng thú cưng đã được chúng tôi hướng dẫn chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp một số nội dung liên quan đến một số vấn đề đăng ký thương hiệu hiện nay. Luật Hoàng Phi chúng tôi mong rằng những nội dung mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

->>> Tham khảo thêm : Đăng ký sáng chế

->>> Tham khảo thêm : Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

5/5 - (15 bình chọn)