Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 105 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, giúp con người và các sinh vật duy trì sự sống. Ngoài việc sử dụng nước uống đun sôi thì người ta thường sử dụng nhiều sản phẩm nước uống đóng chai bởi vì tính tiện dụng. Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai như thế nào?

Tại sao cần đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai?

Đăng ký thương hiệu sẽ tránh khả năng gây nhầm lẫn, đảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác với nhau giúp cho các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai giúp doanh nghiệp có thể ngăn chặn được việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng thương hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ thương hiệu đã đăng ký.

Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp ngoài việc thúc đẩy các hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp còn tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép thương hiệu đó.

Phân nhóm danh mục để đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai

Từ những phân tích trên thấy được rằng việc đăng ký thương hiệu có vai trò rất quan trọng. Để có thể Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai cần phân nhóm danh mục như sau.

Nhóm danh mục sản phẩm khi đi đăng ký thương hiệu nước đóng chai là nhóm 32 gồm: Nước uống đóng chai; nước tinh khiết đóng chai; đồ uống.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai

Khi thực hiện thủ tục Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai thì hồ sơ đăng ký thương hiệu rất quan trọng, bao gồm:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Một số giấy tờ khác có liên quan như: Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt; Tài liệu xác nhận quyền đăng ký; Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;…

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai

Bước 1: Tra cứu thương hiệu nước uống đóng chai dự định đăng ký

Tra cứu thương hiệu hiện nay là bước không bắt buộc theo quy định của pháp luật nhưng nên thực hiện bởi lẽ đây là bước quan trọng để xác định được thương hiệu nước uống đóng chai mà mình dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với những thương hiệu đã đăng ký trước đó hay không.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai

Trên cơ sở kết quả tra cứu sẽ xác định được khả năng bảo hộ của thương hiệu, nếu có khả năng bảo hộ thì sẽ chuẩn bị hồ sơ theo nội dung hướng dẫn ở trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi soạn thảo đầy đủ hồ sơ thì cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của cục tại Đà Nẵng hoặc TP.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xử lý hồ sơ trong thời hạn như sau:

– Thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng;

– Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Bước 5: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo nộp phí cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ nộp phí theo quy định để được cấp văn bằng bảo hộ.

Trong trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có thời hạn bao lâu?

Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Để được gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ thì trong vòng 06 tháng tính đến ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực thì chủ văn bằng bảo hộ phải nộp đơn yêu cầu gia hạn.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.

Hồ sơ yêu cầu gia hạn bao gồm:

+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ;

+ Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;

+ Tài liệu khác (nếu cần).

– Thời hạn thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Kết quả: Ra Quyết định ghi nhận gia hạn hiệu lực văn bằng bải hộ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc Quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ. Cập nhật nội dung gia hạn vào bản gốc văn bằng bảo hộ (nếu có) và trả văn bằng cho chủ sở hữu.

 Phí, lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ:

– Lệ phí gia hạn hiệu lực là 100.000 đồng/nhóm;

– Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn là 10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn;

– Phí thẩm định yêu cầu gia hạn là 160.000 đồng/văn bằng bảo hộ;

– Phí sử dụng văn bằng bảo hộ là 700.000 đồng/nhóm;

– Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn là 120.000 đồng/đơn;

– Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ là 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ.

Khi có nhu cầu Đăng ký thương hiệu, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký thương hiệu độc quyền

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký logo độc quyền

5/5 - (6 bình chọn)