Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 121 Lượt xem
5/5 - (30 bình chọn)

Thủ tục đăng ký thương hiệu sẽ trở nên đơn giản hơn nếu Quý vị sử dụng dịch vụ của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép. Và ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn đến Quý độc giả về thủ tục đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất.

Đồ nội thất thuộc nhóm mấy?

Theo bảng phân nhóm Nice, các sản phẩm nội thất thuộc Nhóm 20: Đồ đạc (bàn, ghế, giường, tủ, giá, kệ…), gương, khung ảnh; Sản phẩm (chưa xếp vào các nhóm khác) bằng gỗ, li e, lau, sậy, cói, liễu, sừng, xương, ngà voi, râu cá voi, vẩy, hổ phách, xà cừ, bọt biển, thế phẩm của các vậy liệu này, hoặc làm bằng chất dẻo;

Ai có quyền đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất?

Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về những đối tượng có quyền được đăng ký thương hiệu nói chung và đăng ký thương hiệu đồ nội thất nói riêng:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Thời gian đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất

Tính từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ (cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký thương hiệu) tiếp nhận đơn, thời gian xét duyệt đơn theo trình tự như sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Phí đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất

Căn cứ theo quy định của pháp luật, phí đăng ký thương hiệu đồ nội thất như sau:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Tuy nhiên, đây là bảng phí mà cơ quan nhà nước quy định, nếu Quý vị sử dụng dịch vụ từ các đại diện sở hữu công nghiệp thì mỗi đơn vị sẽ có một mức giá khác nhau, Quý vị có thể liên hệ để tham khảo.

Trên đây là nội dung bài viết đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất. Mọi vấn đề có liên quan đến thủ tục hoặc Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Luật Hoàng Phi của chúng tôi vui lòng liên hệ 0981.378.999.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

5/5 - (30 bình chọn)