Đăng ký thương hiệu cần những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 572 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Một trong những tài sản giá trị nhất trong doanh nghiệp chính là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp bởi đó là kết quả của sự nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất của doanh nghiệp đó. Một trong số đó là thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ Thương hiệu là gì và việc đăng ký thương hiệu cần những giấy tờ gì?

Để giải đáp thắc trên, bài viết dưới đây xin cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về thương hiệu cũng như giúp bạn đọc nắm được khi đăng ký thương hiệu thì cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết nào.

Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký (Cục sở hữu trí tuệ). Cơ quan đăng ký sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp hồ sơ hợp lệ.

Đăng ký thương hiệu là công việc quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh bởi nó giúp chủ sở hữu có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ. Khi được cấp văn bằng bảo hộ, thương hiệu đó của các nhân, doanh nghiệp sẽ được nhà nước công nhận và bảo hộ. Ngoài ra, chủ thể nên đăng ký bảo hộ thương hiệu bởi những lý do sau đây:

Đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể bảo vệ tài san trí tuệ của mình. Từ đó, chủ sở hữu sẽ có quyền nhất định đối với thương hiệu đó như chuyển nhượng, tặng cho,…

– Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu của mình mà không lo bị trùng hay gây nhầm lẫn với những thương hiệu khác, thời gian tương ứng được ghi trên văn bằng bảo hộ.

– Tránh mọi hành vi xâm phạm về thương hiệu đối với thương hiệu đã đăng ký dưới mọi hình thức.

– Tạo lợi thế về cạnh tranh, giúp cho khách hang dễ dàng nhận biết được sản phẩm của công ty này với những công ty khác

– Thương hiệu còn giúp sản phẩm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

Đăng ký thương hiệu cần những giấy tờ gì?

Để có thể đăng ký thương hiệu, trước hết, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị những hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu theo mẫu có sản của cơ quan nhà nước;

– 05 mẫu thương hiệu được in trên khổ giấy A4;

– Giấy ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền cho luật sư, văn phòng dịch vụ pháp lý thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn);

– Chứng từ lệ phí nộp đơn đăng ký bản quyền thương hiệu;

– Danh sánh nhóm sản phẩm mà thương hiệu muốn đăng ký

->>>> Tham khảo thêm : đăng ký bản quyền thương hiệu

Nộp giấy tờ đăng ký thương hiệu ở đâu?

Ngoài việc giải đáp thắc mắc: Thủ tục đăng ký thương hiệu cần những giấy tờ gì? Chúng tôi sẽ làm rõ một số nội dung có liên quan khi thực hiện đăng ký thương hiệu. Tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ đến Cục sở hữu trí tuệ đê nộp hồ sơ. Việc nộp hồ sơ chia thành 2 đối tương như sau:

– Đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam

Những cá nhân, tổ chức này có thể nộp hồ sơ trực tiếp Cục sở hữu trí tuệ tại cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Để thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại cho những cá nhân, tổ chức ở xa thì các cá nhân này có thể ủy quyền nộp đơn cho cá nhân, tổ chức khác hoặc cho những tổ chức dịch vụ pháp lý như công ty Luật, Văn phòng Luật sư để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu.

Cục sở hữu trí tuệ là nơi trực tiếp tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu. Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ đăng ký và ra kết quả cuối cùng đối với hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu của cơ quan, tổ chức (trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ). Trong trường hợp hồ sơ không hồ sơ không hợp lệ, Cục sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối và nhưng mục cần sử đối, bổ sung để cá nhân, tổ chức tiến hành sửa chữa, bổ sung kịp thời.

– Đối với, cá nhân, tổ chức nước ngoài

Đối với những đối tượng trên, trong trường hợp không hiện diện thương mại tại Việt Nam khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, bắt buộc phải sử dụng dịch vụ đăng ký của Công ty Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam để thay mặt mình nộp đơn đăng ký.

->>>> Tham khảo thêm : đăng ký sáng chế

Các bước cơ bản đăng ký thương hiệu

Để được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục đăng ký theo các bước theo quy định. Cụ thể việc đăng ký bản quyền thương hiệu được thực hiệu được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị thương hiệu đăng ký

Để đăng ký thương hiệu, chủ đơn cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Bước 2. Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu của thương hiệu vừa được thiết kế

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu đến cơ quan đăng ký, trước hết, chủ đơn cần tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu này. Pháp luật không quy định chủ đơn bắt buộc phải kiểm tra khả năng đăng ký của thương hiệu. Tuy nhiên, việc này vẫn được coi là công việc quan trọng vì nó giúp cho chủ đơn có thể trành được những rủi ro trong quá trình đăng ký như việc đơn đăng ký không được chấp nhận do thương hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với thương hiệu của những chủ thể khác.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.

Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp

Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không. Sau khi nhận được thông báo từ quan đăng ký, chủ đơn có nghĩa vụ nộp một khoản phí theo quy định cho cơ quan đăng ký.

Ngoài thắc mắc: Đăng ký thương hiệu cần những giấy tờ gì? Quý vị có những thắc mắc khác liên quan khi đăng ký thương hiệu, hãy liên hệ ngay Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ qua số 1900 6560, trân trọng!

->>>> Tham khảo thêm : đăng ký kiểu dáng công nghiệp

->>>> Tham khảo thêm : đăng ký bản quyền

5/5 - (5 bình chọn)