Đăng ký thương hiệu cá nhân

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 178 Lượt xem
5/5 - (34 bình chọn)

Ngày nay, thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh mà còn giúp thu hút thêm khách hàng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy việc xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết với chủ đề đăng ký thương hiệu cá nhân sau đây sẽ đưa tới Quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất liên quan tới vấn đề này.

Thương hiệu cá nhân là gì? Đăng ký thương hiệu cá nhân là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau để hiểu về thương hiệu vá nhân. Về cơ bản, thương hiệu cá nhân là tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta nhìn nhận về một cá nhân.

Đăng ký thương hiệu cá nhân được hiểu là việc cá nhân đứng tên sở hữu trên văn bằng bảo hộ thương hiệu.

Theo quy định tại Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Do vậy, pháp luật không phân biệt cá nhân hay tổ chức mới là chủ thể có quyền đứng tên, chỉ cần điều kiện là hàng hóa, dịch vụ đó do cá nhân sản xuất.

Sau khi hiểu được thương hiệu cũng như thương hiệu cá nhân là gì? Phần tiếp theo sẽ đề cập tới thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân

Để tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân, Quý vị cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân bao gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân: Nội dung của tờ khai đăng ký logo độc quyền, nhãn hiệu (hay còn gọi là đơn đăng ký logo, nhãn hiệu) cần phải có các thông tin như:

+ Mẫu nhãn hiệu

+ Mô tả mẫu nhãn hiệu

+ Thông tin chủ đơn đăng ký

+ Thông tin tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp (nếu nộp thông qua đại diện)

+ Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký

+ Thông tin về chi phí đăng ký…

Về thông tin chủ đơn đăng ký, chủ sở hữu cần cung cấp các thông tin về tên chủ đơn, địa chỉ chủ đơn:

+ Đối với chủ đơn là công ty, tên và địa chỉ chủ đơn được liệt kê theo Giấy đăng ký kinh doanh được cập nhật gần đây nhất

+ Đối với chủ đơn là cá nhân, tên và địa chỉ chủ đơn theo Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của chủ đơn còn thời hạn sử dụng.

+ Mẫu nhãn hiệu, logo, thương hiệu (5 mẫu – 2 mẫu nhãn đi kèm với 2 đơn đăng ký, 5 mẫu nhãn nộp cùng với hồ sơ đăng ký);

– Giấy ủy quyền cho việc đăng ký logo cá nhân (nếu nộp thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu cần ủy quyền cho cơ quan đại diện đó để họ thay mặt mình tiến hành các thủ tục liên quan đến việc đăng ký, bao gồm cả việc nhận hồ sơ, giấy tờ và trả lời công văn thẩm định từ Cơ quan có thẩm quyền)

Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân

Để đăng ký thương hiệu , Quý vị có thể tham khảo trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Tiến hành tra cứu thương hiệu cá nhân

Để đánh giá khả năng bảo hộ của logo, thương hiệu xem có trùng hoặc gây nhầm lẫn với logo thương hiệu của chủ đơn khác đã nộp trước đó hay chưa? Chúng ta cần tiến hành thủ tục tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân

Trong trường hợp kết quả tra cứu nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký (hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi tư vấn chi tiết trong bài viết)

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan đăng ký

Trường hợp được khách hàng ủy quyền, Luật Hoàng Phi sẽ thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân sớm nhất để có ngày ưu tiên cho khách hàng;

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký thương hiệu

Đơn đăng ký thương hiệu cá nhân sẽ trải qua 03 giai đoạn thẩm định tại cơ quan Sở hữu trí tuệ như sau:

+ Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu cá nhân (1 – 2 tháng sau khi nộp đơn)

+ Đăng công báo công bố đơn đăng ký (1-2 tháng sau khi có công văn chấp nhận hình thức)

+ Xét nghiệm nội dung đơn đăng ký logo (20 tháng sau khi đăng công báo)

+ Nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký logo, thương hiệu (1-2 tháng sau khi có thông báo nội dung)

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân

Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân

Những lưu ý khi đăng ký thương hiệu cá nhân

Từ những thông tin về hồ sơ, thủ tục trên đây, khi thực hiện đăng ký thương hiệu cá nhân, Quý vị cần lưu ý những vấn đề sau:

– Cần thực hiện tra cứu thương hiệu trước bởi việc tra cứu sẽ giúp cho việc đăng ký diễn ra nhanh chóng và tránh mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc hơn

– Giữ giấy tờ thanh toán phí, lệ phí đăng ký thương hiệu cá nhân vì trong quá trình chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký bảo hộ cần có bản sao chứng từ đã nộp phí, lệ phí

– Các thông tin trên tờ khai cần điền đầy đủ và chính xác trước khi nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cục sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một quá trình dài và đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư và thực hiện mục tiêu cụ thể. Vì vậy, trước hết cần định vị bản thân và tạo được thương hiệu riêng của bản thân.Công Ty Luật Hoàng Phi chúng tôi hy vọng bài viết với chủ đề đăng ký thương hiệu cá nhân trên đây đã phần nào đưa tới Quý bạn đọc những thông tin cần thiết nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

->>>>> Tham khảo thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ

->>>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bảo hộ thương hiệu

5/5 - (34 bình chọn)