Đăng ký thành lập công ty ở đâu?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 26/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 537 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Với những cá nhân, tổ chức mới tìm hiểu, có dự định thành lập công ty thì thắc mắc “ đăng ký thành lập công ty ở đâu?” chắc chắn cần được giải đáp. TBT Việt Nam chia sẻ và gửi tới bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết. Ngoài ra, để hỗ trợ Quý vị trong việc thành lập công ty nhanh chóng, chúng tôi còn đưa ra những thông tin có liên quan mà Quý vị không thể bỏ qua. Mời Quý vị theo dõi:

Hồ sơ thành lập công ty gồm những gì ?

Có thể thấy , đối với từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định khác nhau về hồ sơ thành lập công ty ( hồ sơ đăng ký doanh nghiệp). Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh gồm:

+  Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên.

+ Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên.

+ Bản sao các giấy tờ sau đây:

1/ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

2/ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

3/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

+ Bản sao các giấy tờ sau đây:

1/ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

2/ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

3/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hiện tại , ngoài những trường hợp  cơ bản trên , pháp luật cũng ghi nhận về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công tyđược thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và công ty nhận sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.  Ta có thể truy cập xem nội dung hồ sơ của những trường hợp này tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Lưu ý:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp gồm những nội dung sau:

+ Tên doanh nghiệp.

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

+ Ngành, nghề kinh doanh.

+ Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân

+ Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

+ Thông tin đăng ký thuế.

+ Số lượng lao động.

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.

+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

– Mẫu giấy đề nghị và ghi ngành, nghề kinh doanh trong giấy đề nghị được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

 

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ- CP xác định địa điểm nộp hồ sơ thành lập công ty là : “Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính”.

Như vậy, với câu hỏi: “ đăng ký thành lập công ty ở đâu?” Quý vị đã có thông tin để trả lời, vậy Quy trình thành lập công ty thế nào? hãy cùng trả lời trong phần nội dung tiếp theo.

Các bước thành lập công ty như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập công ty

+ Thông tin của người đại diện pháp luật và danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh ; danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

+ Tên công ty.

+ Địa chỉ trụ sở chính công ty.

+ Ngành nghề kinh doanh.

+ Vốn điều lệ , vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

+ Thông tin đăng ký thuế.

Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần

 – Nội dung soạn thảo hồ sơ thành lập công ty của từng loại hình doanh nghiệp đã được trình bày ở phần 1.

 – Trình tự , thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty như sau:

Trường hợp cơ bản :

+ Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ- CP tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

+ Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp Đăng ký thành lập Công ty qua mạng điện tử

– Trường hợp sử dụng chữ ký số công cộng:

+ Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải vănbản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Trường hợp sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh

+ Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốcgia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

+  Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

+ Phòng Đăng ký kinhdoanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng kýdoanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

+ Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ thành công. Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Bước 4 : Thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh  nghiệp

+ Doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định . Nội dung công bố  bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và  các thông tin về ngành, nghề kinh doanh và danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài .

+ Doanh nghiệp khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cồng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh.

Nếu còn những băn khoăn về thành lập doanh nghiệp như “ đăng ký thành lập công ty ở đâu?”, Quý vị có thể liên hệ với TBT Việt Nam qua số 1900 6560 để được tư vấn.

5/5 - (6 bình chọn)