Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh gần khu vực Hà Nội, đang là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, khu vực này đang thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp địa phương cũng tăng dần lên và có chỗ đứng nhất định. Vậy làm thế nào để có thể đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương?
Giới thiệu tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 8,8% – 59,7% – 31,5% (năm 2018 là 9,9% – 57,3% – 32,8%).
Trình tự đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu
Quý vị có thể thuê một bên thiết kế nhãn hiệu dựa theo ý tưởng của mình hoặc do bên đó tự thiết kế. Mẫu nhãn hiệu để được bảo hộ phải có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ do luật quy định.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Thủ tục tra cứu này không bắt buộc nhưng rất cần thiết để có thể xác định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Bởi thời gian đăng ký rất lâu (trên 2 năm) nên nếu nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ thì việc đăng ký lại sẽ rất mất thời gian.
Tra cứu nhãn hiệu thường được thực hiện theo 2 hình thức: tra cứu sơ bộ (mức độc chính xác khoảng 40 – 50%), tra cứu chuyên sâu (chính xác đến 80 – 90 %).
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiện nay bao gồm:
Tài liệu tối thiểu:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu [Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11)]
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Ở Hải Dương, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội. Bên cạnh đó, Quý vị hoàn toàn có thể nộp hồ sơ tại 2 văn phòng của Cục tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp làm thủ tục thay.
Bước 5: Nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu Hải Dương
Sau thời gian thẩm định, nếu nhãn hiệu đáp ứng các yêu cầu thẩm định sẽ được cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Trường hợp không đủ đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra văn bản trả lời lý do vì sao từ chối cấp. Nếu Quý vị có đủ căn cứ chứng minh kết luận của Cục là chưa hợp lý thì có thể làm công việc khiếu nại quyết định đó.
Trên đây là nội dung bài viết Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương, mọi thắc mắc có liên quan về thủ tục hoặc về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng vui lòng liên Luật Hoàng Phi hệ số Hotline: 0981378.999
->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký nhãn hiệu logo
->>>> Tham khảo thêm: Tra cứu nhãn hiệu

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 22/05/2023

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 22/05/2023

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 22/05/2023

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 22/05/2023

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 22/05/2023

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 22/05/2023

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 22/05/2023

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 22/05/2023

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 22/05/2023

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 22/05/2023

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 22/05/2023