Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm 2023 một cách dễ dàng
Việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp cũng như sự nổi tiếng của nhãn hiệu liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Nhãn hiệu tưởng chừng chỉ đơn giản là sự thể hiện của doanh nghiệp nhưng thực chất lại liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhờ có nhãn hiệu, khách hàng sẽ tin tưởng và có thiện cảm với sản phẩm cũng như thu hút nhiều khách hàng tìm mua sản phẩm hơn.
Vì thế việc bảo về nhãn hiệu không để bị đạo nhái, hay tranh giành quyền sở hữu là rất quan trọng. Và trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giới thiệu về thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
Nhãn hiệu sản phẩm là gì?
Nhãn hiệu là thuật ngữ sử dụng trong pháp luật sở hữu trí tuệ, trên thực tế, nhiều người vẫn gọi với những cái tên khác là thương hiệu hoặc logo.
Theo quy định tại Khoản 16, Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu nhận biết dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
Nhãn hiệu sản phẩm thường là hình ảnh, chữ viết, màu sắc hoặc sự kết hợp của nhiều yếu tố thể hiện sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như là chính sự thể hiện cho doanh nghiệp.
Để được pháp luật chấp thuận bảo hộ, nhãn hiệu sản phẩm phải đảo bảo được 02 điều kiện quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Nhãn hiệu sản phẩm là dấu hiệu nhìn thấy được ở dạng chữ, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc kết hợp của các yếu tố khác nhau được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu.
– Nhãn hiệu sản phẩm phải có khả năng phân biệt với các sản phẩm của các cá nhân, tổ chức khác có sản phẩm cùng loại. Nhãn hiệu sản phẩm được coi là có khả năng phân biệt khi được tạo nên từ các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp tàị Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ:
– Hình, hình hình học đơn giản, chữ cái, số không thuộc ngôn ngữ thông dụng.
– Nhãn hiệu sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng quy ước, tên gọi, hình vẽ của hàng hóa thuộc các ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên, rộng rãi.
– Nhãn hiệu có chứa các dấu hiệu chỉ thời gian, chnrg loại, phương thức sản xuất, tính chất, thành phần, công dụng…
– Có dấu hiệu mô tả lĩnh vực kinh doanh của cá nhân, tổ chức.
– Nhãn hiệu có nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ.
– Nhãn hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết mà có dấu hiệu trùng, tương tự các nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký khác.
– Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác đã được s%A dụng và thừa nhận rộng rãi.
– Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể khác đã hết hạn bảo hộ chưa đến 05 năm.
– Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
– Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đang được sử dụng.
– Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.
Như vậy, trước khi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì cá nhân, tổ chức có nhãn hiệu phải đảm bảo được nhãn hiệu đủ điều kiện được bảo hộ cũng như đảm bảo nhãn hiệu không chứa bất kỳ một trong các dấu hiệu không được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Đăng ký nhãn hiệu quan trọng nhất là về hồ sơ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu có được bảo hộ hay không phụ thuộc phần lớn vào hồ sơ mà chủ thể thực hiện đăng ký chuẩn bị. Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm cần phải có:
– Tờ khai đề nghị bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm theo mẫu do cơ quan chức năng ban hành và đã điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của tờ khai.
– Kèm theo đó phải có mẫu nhãn hiệu sản phẩm được in ấn theo số lượng, kích cỡ theo quy định; có bản mô tả nhãn hiệu và danh sách hàng hóa dự kiến mang nhãn hiệu.
– Giấy tờ nhân nhân của chủ thể thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: giấy chứng minh nhân dân hoặc là thẻ căn cước công dân.
– Chứng từ nộp phí đề nghị nhãn hiệu sản phẩm.
– Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nếu sử dụng dịch vụ của họ.
– Một số tài liệu khác tùy theo từng trường hợp yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu cụ thể.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm cũng tương tự như các thủ tục hành chính thông thường chỉ khác về thành phần hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, thời hạn giải quyết. Trong phần thủ tục này, chúng tôi sẽ đưa ra thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm theo hình thức phổ biến nhất, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn – ủy quyền đăng ký nhãn hiệu cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.
Sau khi lựa chọn được một đơn vị tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp uy tín, phù hợp, hai bên sẽ ký kết hợp đồng và bên cung cấp dịch vụ sẽ bắt đầu tiến hành các công việc của thủ tục yêu cầu bảo hộ:
Bước 1: Tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp lý về sở hữu trí tuệ nói chung và thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm riêng cho khách hàng để hiểu hơn về nhãn hiệu và lợi ích khi bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 2: Tiến hành lấy thông tin từ khách hàng và soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ đề nghị bảo hộ cho nhãn hiệu.
Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cho Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện bổ sung hồ sơ khi cần.
Bước 4: Nhận kết quả của thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu thay khách hàng.
Ngoài ra, khi khách hàng có nhu cầu, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp sẽ tư vấn, giải đáp, hỗ trợ pháp lý cho khách hàng trong quá trình sử dụng như phát hiện dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu, muốn chuyển nhượng nhãn hiệu…
Khi có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Thủ tục thay đổi tên công ty TNHH Năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần năm 2023 mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Thay đổi tên công ty cần thực hiện thủ tục gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Thay đổi tên công ty mất bao lâu?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục Thay đổi tên công ty cổ phần mới nhất năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Mẫu đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thuế khi thay đổi tên công ty 2023 như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Thay đổi tên công ty có thay đổi mã số thuế?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại TPHCM 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài 2023 gồm những gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể
Cập nhật: 22/05/2023

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Văn phòng đại diện mới thành lập cần làm những gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Chi phí thành lập chi nhánh công ty
Cập nhật: 22/05/2023

Tư vấn thành lập chi nhánh, Văn phòng đại diện công ty 100% vốn nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập chi nhánh công ty kế toán nước ngoài tại Việt Nam
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thay đổi tên, địa chỉ công ty trên hóa đơn điện tử
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Cập nhật: 22/05/2023

Mẫu thông báo thay đổi tên công ty cho đối tác năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Cập nhật: 22/05/2023

Mẫu phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cập nhật: 22/05/2023

Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cập nhật: 22/05/2023

Thành lập chi nhánh công ty tại Đà Nẵng
Cập nhật: 22/05/2023

Ai được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Cập nhật: 22/05/2023

Khi nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Cập nhật: 22/05/2023