Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi như thế nào ?
Hiện nay, rất nhiều trường hợp nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái hoặc thiết kế gây nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Chính vì vậy, nhằm xác lập quyền, bảo vệ quyền và lợi ích của mình chủ nhãn hiệu cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Trong đó, việc đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi khá được nhiều quan tâm trong thời gian qua. Trong bài viết này chúng tôi cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề này.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục do Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện tiếp nhận, xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu khi đáp ứng đủ các điều kiện được cấp.
Đơn đăng ký nhãn hiệu cho rau củ quả tươi
Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu cần thiết sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Tài liệu khác nếu có:
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
– Nếu nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận thì phải có quy chế.
Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rau củ quả tươi
Dựa theo các quy định của pháp luật, dưới đây chúng tôi cung cấp đến bạn đọc quy trình đăng ký nhãn hiệu:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức thực hiện tra cứu nhãn hiệu để kiểm tra khả năng đăng ký của nhãn hiệu, tránh trường hợp nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn theo một trong 03 hình thức: nộp trực tiếp/nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.
Nơi nhận: Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý đơn
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…
Trường hợp đơn hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Trường hợp đơn thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.
+ Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
+ Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đồng thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung là không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ trả kết quả
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp phí, lệ phí thì Cục SHTT quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rau củ quả tươi
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rau củ quả tươi có bắt buộc không?
Căn cứ quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân, chủ thể hoạt động thương mại, tổ chức tập thể đối với hàng hóa do mình sản xuất.
Theo đó, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho rau củ quả tươi không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các chủ thể sản xuất rau củ quả tươi , đặc biệt là đối với nơi có cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chưa có nhiều danh tiếng.
Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức muốn được bảo hộ trên cơ sở pháp lý của Luật Sở hữu trí tuệ hay các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với nhãn hiệu của mình thì việc đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng. Dưa trên căn cứ này quyền lợi của cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký sẽ được thừa nhận và bảo vệ.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu của rau củ quả tươi là nhóm nào?
Theo bảng phân loại Ni-xơ 11/2022 rau củ quả tươi thuộc nhóm 31, cụ thể:
“NHÓM 31.
Các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm vườn và lâm nghiệp dạng thô và chưa xử lý;
Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý;
Rau, củ và quả tươi, thảo mộc tươi;
…
CHÚ THÍCH:
Nhóm 31 chủ yếu gồm thổ sản và thủy sản chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống cũng như thức ăn cho động vật.
Nhóm này đặc biệt gồm cả:
– Ngũ cốc chưa chế biến;
– Trái cây và rau tươi, thậm chí sau khi rửa hoặc bôi sáp;
– Phế thải thực vật;
…..”
Chi phí đăng ký nhãn hiệu cho rau củ quả tươi hết bao nhiêu?
Các bạn tham khảo bảng phí dưới đây:
Các loại phí, lệ phí | Mức thu (nghìn đồng) |
Lệ phí nộp đơn | 150.000 |
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung | 180.000/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ |
Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi | 30.000/01 sản phẩm, dịch vụ |
Phí thẩm định nội dung | 550.000/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ |
Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi | 120.000/01 sản phẩm, dịch vụ. |
Phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
Lệ Phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
Phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | 120.000 |
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi
Pháp luật quy định Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN. Các bạn có thể tải tại đây.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của rau củ quả tươi ở đâu?
Nếu người nộp đơn lựa chọn nộp đơn theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, địa chỉ tiếp nhận đơn sẽ là một trong 03 địa chỉ dưới đây:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trên đây là các nội dung liên quan đến Đăng ký nhãn hiệu rau củ quả tươi. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Khi có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sáng chế

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu ATIS cho nhóm máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu miLKY FOODS cho nhóm mua bán các sản phẩm sữa
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thiết bị điện tử
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phầm làm từ vải
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng Ký Thương Hiệu Cho Nhà Hàng Mới Nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký bảo hộ thương hiệu thời trang
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm – Tư vấn sở hữu trí tuệ
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng Ký Thương Hiệu Cho Vật Liệu Xây Dựng Năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu liên kết
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký bảo hộ thương hiệu nước súc miệng
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho nước rửa tay
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phòng cháy
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu để làm gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu thuốc lá như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu khẩu trang y tế
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu thẩm mỹ viện như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu nhà hàng
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho hàng nông sản
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu cửa hàng thú cưng như thế nào ?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký thương hiệu phòng khám
Cập nhật: 22/05/2023