Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 128 Lượt xem
5/5 - (13 bình chọn)

Trong cuộc sống con người thực phẩm là nguồn cung cấp và duy trì sự sống thiết yếu có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Hiện nay nhiều ngành sản xuất, chế biến thực phẩm được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nhãn hiệu cho dòng sản phẩm thực phẩm nhất định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc xem xét và cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu cho sẩn phẩm thực phẩm đó.

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho thực phầm

Việc phân nhóm Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Căn cứ vào Bảng Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ Nixơ phiên bản 11-2020 để xác định thì nhóm bảo hộ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm thuộc nhóm sau:

– Nhóm 5: Nhóm này chủ yếu là Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế như (Thực phẩm bổ dung vi chất dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe);

+ Thực phẩm cho em bé, Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Chất bổ sung ăn kiêng nhằm bổ sung cho đồ ăn thông thường hoặc để có lợi cho sức khỏe; + Đồ thay thế bữa ăn và đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng phù hợp với việc sử dụng trong y tế hoặc thú y. Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; Chất bổ sung ăn kiêng.

– Nhóm 29: Nhóm này chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như thực phẩm có nguồn gốc thực vật và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản như: Thịt, cá, gia cầm và thú săn;

+ Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt ướt, mứt quả ướt; Trứng; Sữa và các sản phẩm sữa;  Dầu thực vật và mỡ dùng cho thực phẩm.

+ Ngoài ra, Nhóm 29 còn bao gồm: Ðồ uống có sữa (sữa là chủ yếu). Hạt đã chế biến làm thức ăn cho người, không phải là gia vị hoặc hương liệu.

– Nhóm 30: Chủ yếu là các loại thực phẩm gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm. Như: Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo;…

+ Ngoài ra các sản phẩm thực phẩm dưới đây cũng thuộc Nhóm 30 như: Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc trà,…

– Nhóm 31: Thực phẩm là các thực phẩm là sản phẩm từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chưa qua bất kỳ một sự chế biến nào để tiêu dùng, thực vật và động vật còn sống.

– Nhóm 32: Gồm bia và đồ uống không có cồn như Nước khoáng và nước ga và các loại đồ uống khác không có cồn;…

Các bước đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký

Việc tra cứu nhãn hiệu này mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực phẩm nhưng quý khách hàng nên thực hiện để có thể xác định được khả năng bảo hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì người nộp đơn sẽ nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

– Thời gian thẩm định hình thức đơn là 01 tháng;

– Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện về hình thức thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá nhãn hiệu đó có khả năng bảo hộ hay không dựa trên các điều kiện bảo hộ. Thời gian thẩm định nội dung không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp phí, lệ phí theo quy định.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm bằng cách nào?

Người nộp đơn có thể nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.

– Hình thức nộp đơn giấy:

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thực phẩm trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các địa tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ:

+ Trụ sở Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ 386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh theo địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng theo địa chỉ: Tầng 3, Số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

– Hình thức nộp đơn trực tuyến:

+ Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ.

+ Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến thì hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

+ Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến thì người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn như đã nêu ở trên để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo nếu có và nộp phí, lệ phí theo quy định.

+ Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhân đơn trực tuyến.

Lưu ý khi nộp đơn theo hình thức này thì người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Khi có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

5/5 - (13 bình chọn)