Đăng ký bản quyền sách mới nhất năm 2023

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 08/05/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 430 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Đăng ký bản quyền sách là một trong những nội dung trong bảo hộ quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ.

Đây là vấn đề mà nhiềuchủ sở hữu bản quyền sách băn khoăn, trăn trở. Vậy các chủ thể được đăng ký bản quyền sách là ai? Các quyền của chủ sở hữu với sản phẩm sách là gì? Thủ tục đăng ký  bản quyền sách ra sao? Thời hạn bảo hộ khi đăng ký bản quyền sách là bao lâu?

Quý khách hàng theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi dưới đây để hiểu rõ hơn.

Chủ thể được đăng ký bảo hộ bản quyền sách

Các chủ thể được đăng ký bảo hộ bản quyền sách như sau:

– Người trực tiếp tạo ra sách.

– Tác giả của sách.

– Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả:

Đồng tác giả là những chủ thể sử dụng tài chính, thời gian, cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sách.

– Chủ sở hữu quyền tác giả là người thuê người khác sáng tạo ra sách.

– Người thừa kế của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Chủ sở hữu quyền tác giả là người được trao quyền tác giả.

– Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước.

Các quyền tác giả đối với sản phẩm sách?

– Quyền nhân thân:

+ Đặt tên cho sách.

+ Đứng tên trên sách, được nêu tên, bút danh khi sách được công bố.

+ Có quyền công bố sách hoặc trao quyền cho người khác.

+ Bảo vệ sản phẩm sách của mình, không có bất kỳ một ai được phép xâm phạm.

– Quyền tài sản:

+ Có quyền làm tác phẩm phái sinh.

+ Quyền sao chép sách.

+ Phân phối, nhập khẩu sách.

+ Truyền đạt nội dung của sách đến cho mọi người.

+ Cho thuê sách.

Thủ tục đăng ký bản quyền sách?

Việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách không phải là một thủ tục bắt buộc để được hưởng các quyền tác giả.

Việc đăng ký này sẽ giúp cho chủ sở hữu được cơ quan nhà nước ghi nhận thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu, đồng thời chính là cơ sở quan trọng khi xảy ra các tranh chấp khi phát sinh xâm phạm quyền chủ sở hữu đối với sản phẩm sách.

Đăng ký bản quyền sách thực hiện theo trình tự sau:

– Xác định chủ thể có quyền nộp đơn:

+ Tác giả sách.

+ Chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Đối tượng trên ủy quyền cho người khác nộp đơn.

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền sách:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

+ 02 bản sao sách đăng ký quyền tác giả.

+ Giấy ủy quyền nộp đơn.

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.

+ Sản phẩm sách có đồng tác giả cần có giấy đồng ý của các tác giả.

+ Sản phẩm sách thuộc sở hữu chung phải có giấy đồng ý của các chủ sở hữu.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch thuộc Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn trong thời hạn 15 ngày làm việc, từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách?

– Giấy chứng nhận sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Giấy chứng nhận do các cơ quan Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, Cục Bản quyền tác giả tiếp tục có hiệu lực.

– Quyền tác giả được bảo hộ trong thời hạn:

+ Quyền đặt tên cho sách, quyền đúng tên sách, quyền bảo vệ toàn vẹn cho sách sẽ có hiệu lực bảo hộ vô thời hạn.

+ Các quyền công bố sách, quyền làm tác phẩm phái sinh, sao chép sách, phân phối, nhập khẩu sách, truyền đạt sách đến công chúng, cho thuê sách có hiệu lực bảo hộ trong suốt đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết, với trường hợp đồng tác giả thì có thời gian hộ là năm thứ 50 sau khi tác giả cuối cùng chết.

Nội dung tờ khai đăng ký quyền tác giả bao gồm những gì?

Tờ khai đăng ký quyền tác giả được quy định bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được áp dụng thống nhất, bao gồm những nội dung như sau:

– Nơi nhận tờ khai là Cục Bản quyền tác giả.

– Thông tin người nộp tờ khai:

+ Họ và tên của tác giả, chủ sở hữu, người được ủy quyền.

+ Ngày, tháng, năm sinh.

+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngày cấp, nơi cấp.

+ Địa chỉ liên hệ.

+ Thông tin liên hệ như số điện thoại, email, fax.

– Thông tin tác phẩm sách đăng ký bảo hộ gồm:

+ Tên sách.

+ Loại hình.

+ Ngày hoàn thành sách.

+ Ngày công bố hoặc chưa công bố.

+ Hình thức công bố tác phẩm.

+ Nơi công bố tác phẩm ở đâu.

+ Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

– Xác nhận của người nộp tờ khai.

Dịch vụ đăng ký bản quyền sách của TBT VN

Đăng ký bản quyền sách là công việc tương đối phức tạp, cần chuẩn bị nhiều các giấy tờ, làm việc với cơ quan nhà nước cũng như thời gian chờ đợi khá lâu.

Chính vì vậy Luật Hoàng Phi được thành lập nên với mục đích cung cấp cho quý vị dịch vụ về sở hữu trí tuệ trong đó có thực hiện đăng ký bản quyền sách.

Quý khách hàng yên tâm về kinh nghiệm chuyên môn, uy tín, năng suất làm việc khi đến với TBT VN.

Khi đến với Luật Hoàng Phi quý khách hàng sẽ nhận được những dịch vụ như sau:

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến đăng ký bản quyền sách.

– Thực hiện soạn thảo hồ sơ để đăng ký bản quyền.

– Thực hiện nộp hồ sơ, làm mọi công việc với cơ quan nhà nước.

– Tư vấn về các quyền cho chủ sở hữu của tác phẩm.

– Các hành vi xâm phạm quyền của chủ sơ hữu.

– Tư vấn cách thức giải quyết các trường hợp xâm phạm quyền của chủ sở hữu tác phẩm.

– Tư vấn vấn đề khác theo yêu cầu.

Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

->>>>>>> Tham khảo thêm : đăng ký bản quyền thương hiệu

5/5 - (5 bình chọn)