Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 11646 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Trong quá trình học các môn lý luận – chính trị, khái niệm hay được đề cập tới đó là khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Trong đại hội lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên Đảng đã đưa ra quan điểm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành động bộ, đầy đủ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đó là một nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

– Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân bằng việc đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn.

Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế thị trường là vì con người, nâng cao đời sống nhân dân, mọi người điều được hưởng thụ thành quả của sự phát triển.

– Sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.Theo quan điểm tại đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng bên cạnh tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế cũng có sự khác nhau thậm chí có thể có mẫu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau. Mặc dù, với tư duy đột phá, coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong nền kinh tế và khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng thành phần kinh tế tư nhân không tránh khỏi tính tự phát, chạy theo lợi nhuận đơn thuần nảy sinh các hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn thể xã hội.

Vì vậy, nhà nước phải dùng nhiều biện pháp để ngăn chặn những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế đi theo đúng quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.

Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội.

– Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối. Cụ thể là thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.Cơ chế phân phối này tạo động lực để kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.

Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối.

– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Nền kinh tế đó luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện. Đây cũng là một trong những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xã hội.

– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.

Đảng ta xác định hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Nền kinh tế thị trường ở nước ta được xây dựng trên cơ cấu kinh tế mở thì thị trường trong nước phải gắn với thị trường quốc tế, mức độ mở của hệ thống kinh tế tùy thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế, vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, tình hình quốc tế trong từng thời kỳ.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

5/5 - (6 bình chọn)