Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và quy trình thành lập
Doanh nghiệp tư nhân là một trong 05 loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định và phù hợp với nhiều cá nhân khi muốn tự mình quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp độc lập, có những đặc điểm và cách thức hoạt động khác với những loại hình doanh nghiệp khác. Và để quý khách hàng hiểu hơn về loại hình doanh nghiệp này, TBT Việt Nam sẽ viết về Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và quy trình thành lập trong nội dung bài viết này.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, khái niệm này được quy định tại Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Doanh nghiệp tư nhân mang những đặc điểm như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ
Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, trong vốn điều lệ có thể có sự góp vốn của nhiều thành viên là các cá nhân, tổ chức. Nguồn vốn của loại hình doanh nghiệp này chủ yếu xuất phát từ duy nhất một cá nhân.
– Sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân
Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân là từ vốn của chủ doanh nghiệp, trong thời gian hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng, giảm số vốn đầu tư và không có sự phân biệt về phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh.
– Quyền sở hữu, quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ, vì thế chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định mọi vấn đề về nhân sự, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp.
– Phân chia lợi nhuận kinh doanh trong doanh nghiệp tư nhân
Ở hình thức doanh nghiệp này không đặt ra vấn đề phân chia lợi nhuận, bởi chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ, nguồn lợi thu được từ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về một mình chủ sở hữu doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện của pháp nhân, có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sẩn với chủ doanh nghiệp và không độc lập về quan hệ tài sản với chủ doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp tư nhân không đủ điều kiện và không được coi là một pháp nhân.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty.
Do không có sự độc lập về tài sản nên chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu mọi rủi ro của doanh nghiệp, trách nhiệm vô hạn thể hiện ở việc nếu phần vốn đầu tư đã đăng ký không đủ thì khi có rủi ro, chủ doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ tài sản để chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp.
->>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh
Ưu điểm, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm, nhược điểm như sau:
– Ưu điểm:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp do chỉ có một chủ sở hữu.
Hình thức doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc pháp lý bởi chế độ trách nhiệm vô hạn, điều này như một sự đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ với đối tác cũng như các tổ chức tín dụng.
Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản.
Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo ra cho khách hàng, đối tác sự tin tưởng cao.
– Nhược điểm:
Thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ có tính rủi ro cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác bởi tính trách nhiệm vô hạn bằng tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Ngay cả trong trường hợp giám đốc quản lý doanh nghiệp là được thuê thì chủ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân phù hợp với những người muốn độc lập làm chủ, cũng có những ưu điểm và những rủi ro nhất định. Và để tiếp tục nội dung Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và quy trình thành lập, chúng tôi sẽ giới thiệu về quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân thông qua TBT Việt Nam.
->>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TBT Việt Nam
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp khá đơn giản, đơn giản cả về thủ tục thành lập cũng như về cơ cấu, tổ chức và quản lý. Tuy nhiên, việc thành lập vẫn phải theo các quy định của pháp luật về thủ tục, quy trình.
TBT Việt Nam làm dịch vụ về dịch vụ thành lập doanh nghiệp và đã thành công đăng ký cho hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng và có vị thế nhất định trên thị trường pháp lý. Và dưới đây sẽ là quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TBT Việt Nam:
Bước 1: Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp tư nhân
Khi tìm đến dịch vụ của TBT Việt Nam, quý khách hàng sẽ được tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến loại hình doanh nghiệp để khách hàng có thể nắm rõ cơ cấu, tổ chức và cách thức hoạt động.
Bước 2: Tư vấn các quy định về đặt tên, chọn trụ sở chính của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khách hàng chỉ cần cung cấp bản sao chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu cho TBT Việt Nam, chúng tôi sẽ hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ thành lập cho khách hàng.
Bước 4: Nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
Chúng tôi sẽ thay khách hàng nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp và hoàn thiện các công việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Hỗ trợ hướng dẫn khách hàng các thủ tục bước đầu về hoạt động của doanh nghiệp tư nhân: khắc dấu, công bố doanh nghiệp, kê khai thuế…
Mọi thắc mắc về Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân và quy trình thành lập và dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TBT Việt Nam, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6560.
->>>>>> Tham khảo thêm : thành lập công ty tại hà nội

Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Ở Đâu 2023?
Cập nhật: 13/12/2021

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa toàn quốc chất lượng 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm 2023 một cách dễ dàng
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền 2023 mới nhất?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký thương hiệu cần những giấy tờ gì?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì? Có nên thực hiện thủ tục đăng ký này?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký thương hiệu cho dây điện
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu ở đâu cho đúng quy định 2023?
Cập nhật: 13/12/2021

Chi phí đăng ký nhãn hiệu năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật: 13/12/2021

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu mới nhất
Cập nhật: 13/12/2021

Quy trình đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, hiệu quả 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký thương hiệu nước mắm
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký thương hiệu kinh doanh
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký thương hiệu gạo
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu quần áo
Cập nhật: 13/12/2021

Có nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Cập nhật: 13/12/2021

Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu?
Cập nhật: 13/12/2021

Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trước thời gian hết hạn bao lâu?
Cập nhật: 13/12/2021

Năm 2023, Đăng ký Logo như thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Hướng dẫn chuẩn bị Hồ sơ đăng ký logo mới nhất 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký logo độc quyền ở đâu? Vì sao phải đăng ký logo độc quyền?
Cập nhật: 13/12/2021

Chi phí đăng ký logo độc quyền 2023 gồm những gì?
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ tục Đăng ký logo công ty 2023 theo quy định pháp luật
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký logo cá nhân năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Hướng dẫn Đăng ký logo độc quyền 2023 nhanh chóng và tiết kiệm
Cập nhật: 13/12/2021

Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Phần Mềm Máy Tính 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký bản quyền website mới nhất 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả năm 2023?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký bản quyền phần mềm năm 2023 như thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký bản quyền sách mới nhất năm 2023
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký bản quyền ý tưởng như thế nào?
Cập nhật: 13/12/2021

Cơ quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cập nhật: 13/12/2021

Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?
Cập nhật: 13/12/2021

Hồ sơ đăng ký bản quyền logo 2023 gồm gì?
Cập nhật: 13/12/2021