Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của Công ty cổ phần theo luật?
Khi mới tìm hiểu về pháp luật doanh nghiệp, nhiều người không hiểu được bản chất của công ty cổ phần, những điểm khác biệt của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp luật định.
Chính vì vậy, qua bài viết này, TBT Việt Nam gửi tới bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích về công ty cổ phần, từ đó giúp Quý vị không còn những băn khoăn như: Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của Công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là gì?
Căn cứ Điều 110 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp:
+ Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.
+ Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiêp.
– Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Đặc điểm của công ty cổ phần
– Tính chất khi thành lập:
Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn. Điều đó có nghĩa là khi thành lập công ty chủ yếu quan tâm đến vốn góp, còn việc ai góp vốn không quan trọng. Vì vậy, công ty cổ phần có cấu trúc vốn mở.
– Vốn điều lệ:
Được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mênh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Việc góp vốnvào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
Pháp luật hoặc Điều lệ công ty có thể giới hạn tối đa số cổ phần mà một cổ đông có thể mua nhằm chống lại việc một cổ đông nào đó có thể nắm quyền kiểm soát công ty do có nhiều vốn góp (điển hình như hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty trong nước).
Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định vốn điều lệ của công ty phải chia thành bao nhiêu phần và giá trị cụ thể của mỗi phần. Tuy nhiên, theo quy định Luật Chứng khoán của Việt Nam yêu cầu mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là 10.000 đồng Việt Nam.
Quy định này dẫn đến trên thực tế các công ty cổ phần đều xác định mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng Việt Nam để đảm bảo tính thanh khoản. Từ đặc điểm đó, ta phần nào khẳng định việc chia vốn của công ty thành các cổ phần là vấn đề căn bản nhất của hình thức công ty này.
– Thành viên công ty:
Theo truyền thống pháp luật về công ty của các quốc gia trên thế giới, việc quy định số thành viên tối thiểu phải có khi thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động đã trở thành thông lệ quốc tế trong suốt mấy trăm năm tồn tại công ty cổ phần. Ở Việt Nam, điều này cũng được áp dụng.
Cụ thể, Luật Công ty năm 1990 quy định số thành viên tối thiểu trong công ty cổ phần là 07 (nhiều nước cũng quy định là 07), Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định số thành viên tối thiểu trong công ty cổ phần là 03, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân.
– Chuyển nhượng phần vốn góp:
Do bản chất đối vốn nên tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp cũng là một trong những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần. Phần vốn góp ( cổ phần ) được thể hiện bằng hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là một loại hàng hóa.
Người có cổ phiếu được tự do chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Việc chuyển nhượng được thực hiện theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
– Tính chịu trách nhiệm trong kinh doanh:
Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Huy động vốn:
Trong quá trình hoạt động , để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, công ty phải huy động thêm vốn. Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định riêng về cách thức, hình thức huy động vốn phù hợp nhằm đảm bảo an toàn pháp lý tài chính cho doanh nghiệp cũng như các đối tác của doanh nghiệp.
Dựa trên đặc điểm về tính chất đối vốn, về cổ phần cũng như về tổ chức hoạt động, pháp luật đưa ra hai cách thức huy động vốn cho công ty cổ phần như sau:
+ Công ty được công khai bán cổ phiếu ra công chúng.
+ Công ty được vay vốn trong công chúng bằng phát hành trái phiếu.
Quy định này đã tạo cho công ty cổ phần khả năng huy động vốn rộng rãi và linh hoạt nhất . Lợi thế mà không phải một loại hình công ty nào có được.
– Tư cách pháp nhân:
Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015 xác định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
+ Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy , từ các phần trình phần ở trên đã đủ cơ sở để thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty cổ phần.
Ví dụ về công ty cổ phần
– Công ty cổ phần Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên khác: Vinamilk, mã chứng khoán HOSE: VNM.
+ Loại hình: Công ty Cổ phần
+ Ngành nghề: Sữa và các chế phẩm từ sữa
+ Thành lập: 20 tháng 8 năm 1976
+ Trụ sở chính: 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ Nhân viên chủ chốt:
Lê Thị Băng Tâm – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc
– Công ty cổ phần Misa hay Misa là công ty cung cấp các phần mềm quản lý cho các cơ quan, nhà nước, doanh nghiệp.
+ Loại hình : Công ty cổ phần
+ Ngành nghề: Thông tin – Viễn thông
+ Thể loại: Nghiên cứu, tư vấn triển khai ứng dụng CNTT, sản xuất phần mềm
+ Thành lập: 25/12/1994
+ Người sáng lập: Lữ Thành Long, Nguyễn Xuân Hoàng
+ Trụ sở chính: Tầng 9, Tòa nhà Technosoft, Phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
+ Nhân viên chủ chốt:
Lữ Thành Long – Chủ tịch HĐQT
Nguyễn Xuân Hoàng – Phó Chủ tịch HĐQT
Lữ Hồng Chương – Phó Chủ tịch HĐQT
Đinh Thị Thúy – Tổng Giám đốc
Lê Hồng Quang – Phó Tổng giám đốc thường trực
Đỗ Hồng Quang – Phó Tổng giám đốc
Nguyễn Minh Tuấn – Phó Tổng giám đốc
Ưu điểm và nhược điểm công ty cổ phần
Sau khi đã được sáng tỏ các băn khoăn: Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của Công ty cổ phần?, nhiều người vẫn băn khoăn nên thành lập công ty cổ phần hay loại hình doanh nghiệp khác để tối đa hóa về mặt lợi ích. Vì vậy, để giúp Quý vị đưa ra được quyết định sáng suốt, chúng tôi sẽ làm rõ các ưu, nhược điểm của công ty cổ phần, cụ thể như sau:
– Ưu điểm:
+ Mức độ rủi ro đối với những người tham gia góp vốn vào công ty (cổ đông) được giảm thiểu rõ rệt khi công ty cổ phần có chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn nên các cổ đổng chỉ phải chịu nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp.
+ Cơ cấu vốn của công ty cổ phần là tương đối linh hoạt cũng như khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu – đây là đặc điểm ưu việt, riêng có của công ty cổ phần.
+ Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần.
+ Đảm bảo tính minh bạch trong quản lý, điều hành khi mọi quyết định trong kinh doanh đều được thu thập ý kiến của các cổ đông.
– Nhược điểm:
+Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
+ Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định.
+ Chi phí cho việc thành lập công ty khá tốn kém.
Trên đây là bài viết giải đáp những thắc mắc cơ bản: Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của Công ty cổ phần? Quý vị còn những băn khoăn khác vẫn có thể liên hệ với chúng tôi để trao đổi qua Tổng đài 1900 6560.

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 16/12/2021

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 16/12/2021

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 16/12/2021

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 16/12/2021

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 16/12/2021

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 16/12/2021

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 16/12/2021