Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Có thể thấy vi bằng là một trong những công việc mà Thừa phát lại được làm. Trong các giao dịch ngày nay thì để đảm bảo cho các bên chủ thể và giảm được rủi ro của hợp đồng thì việc lập vi bằng thừa phát lại ngày càng phổ biến. Tuy nhiên đây là một việc làm tương đối mới và khó với nhiều người. Nhiều chủ thể chưa nắm được và khi giao dịch mua bán đất lại bắt gặp khái niệm Công chứng vi bằng thừa phát lại. Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì? là câu hỏi nhiều độc giả quan tâm Chúng tôi xin đưa ra nội dung giải đáp giúp độc giả về câu hỏi Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì.
Vi bằng và đặc điểm của vi bằng
Trước khi giải đáp Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì chúng tôi xin đưa ra giải đáp về vi bằng để độc giả hình dung dễ hơn. Theo quy định tại khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:
“3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Có thể thấy Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật có thể thấy vi bằng và việc lập vi bằng của thừa phát lại có một số đặc điểm sau:
+ Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
+ Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;
+ Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;
+ Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
+ Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.
Những công việc được làm của Thừa phát lại
Theo quy định tại điều 3 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thì thừa phát lại được làm các công việc sau:
“ Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Như vậy thừa phát lại có thể lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Vậy khái niệm Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì? chúng tôi xin đưa ra giải đáp ở phần tiếp theo.
Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì?
Cụm từ “Công chứng vi bằng thừa phát lại” là thuật ngữ được nhiều người sử dụng, đặc biệt trong giới nhà đất. Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lý. Hiện nay, có nhiều đối tượng sử dụng thuật ngữ này nhằm dễ dàng thực hiện công việc mua bán đất hơn. Công chứng vi bằng thừa phát lại là cách dùng từ sai và tùy tiện của các cò đất nhằm mục đích thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia. Còn thực tế trong pháp luật không có thuật ngữ trên.
Trong các quyền của Thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn. Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Các văn phòng Thừa phát lại có lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng liên quan đến giao dịch bất động sản. Vi bằng đó có thể được lập để: Ghi nhận hành vi giao nhận tiền đặt cọc của các bên; Ghi nhận hành vi các bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc hoặc ghi nhận các bên giao nhận tiền như một tiến trình trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất…
Như vậy, công chứng là công chứng, Thừa phát lại là Thừa phát lại. Đây là hai lĩnh vực pháp lý khác nhau và không thể gộp chung Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì làm một với bất kỳ mục đích nào khác.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì? Trong quá trình tìm hiểu nếu còn vướng mắc xin liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
->>> Tham khảo thêm: Lý lịch tư pháp
->>> Tham khảo thêm : Công chứng vi bằng

Chưa ly hôn mà có con với người khác có làm giấy khai sinh cho con được không?
Cập nhật: 07/03/2022

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25
Cập nhật: 07/03/2022

Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay tài sản
Cập nhật: 07/03/2022

Dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Visa lao động là gì? Điều kiện để cấp visa lao động cho người lao động nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Gia hạn giấy phép lao động tối đa được mấy lần?
Cập nhật: 07/03/2022

Chủ tịch hội đồng quản trị là người nước ngoài có cần xin giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng?
Cập nhật: 07/03/2022

Kết hôn với người Việt Nam có được miễn giấy phép lao động?
Cập nhật: 07/03/2022

Miễn giấy phép lao động là gì? Trường hợp miễn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thời hạn giấy phép lao động bao lâu?
Cập nhật: 07/03/2022

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cập nhật: 07/03/2022

Danh sách bệnh viện đủ điều kiện khám sức khỏe xin giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo cơ quan thuế hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 07/03/2022

Mẫu quyết định thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Cập nhật: 07/03/2022

Thành lập địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu sạc dự phòng như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu mỹ phẩm như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu quán trà chanh
Cập nhật: 07/03/2022