Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không?
Mục lục
Trong các giao dịch ngày nay thì để đảm bảo cho các bên chủ thể và giảm được rủi ro của hợp đồng thì việc lập vi bằng thừa phát lại ngày càng phổ biến. Tuy nhiên đây là một việc làm tương đối mới và khó với nhiều người. Nhiều chủ thể quan tâm và thắc mắc Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không? Nhận thấy tầm quan trọng vấn đề bài viết xin được giải đáp nội dung trên.
Vi bằng là gì?
Trước khi giải đáp Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không chúng tôi xin đưa ra giải đáp về vi bằng để độc giả hình dung dễ hơn.
Theo quy định tại khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:
“3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Có thể thấy Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Công chứng vi bằng là gì?
Công chứng vi bằng có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó. Thuật ngữ “Công chứng vi bằng thừa phát lại” được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lý.
Trong các quyền của Thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn. Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các văn phòng Thừa phát lại có lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng liên quan đến giao dịch bất động sản. Vi bằng đó có thể được lập để: Ghi nhận hành vi giao nhận tiền đặt cọc của các bên; Ghi nhận hành vi các bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc hoặc ghi nhận các bên giao nhận tiền như một tiến trình trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất…
Giá trị pháp lý của vi bằng
Để xác định Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không thì giá trị pháp lý của vi bằng cũng hết sức quan trọng. Khi tham gia vào các giao dịch hoặc khi các sự kiện xảy ra mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình, chủ thể nên lập vi bằng để có căn cứ hợp pháp trước tòa án. Không những thế, vi bằng cũng mang lại giá trị cho việc thực hiện các giao dịch theo đúng quy định pháp luật.
Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có) ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận. Ngoài ra thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Do đó chủ thể cần lựa chọn văn phòng Thừa phát lại đúng phạm vi.
Vi bằng cần được đăng ký tại Sở Tư pháp đảm bảo giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vi bằng công chứng chỉ có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án mà không có giá trị pháp lý .Vậy Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 217/QĐ-NH1 quy định về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng thì tài sản cầm cố cho các tổ chức tín dụng bao gồm:
“ 5.1. Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
b) Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
c) Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
d) Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
5.2. Quyền sử dụng đất theo pháp luật về đất đai quy định.
5.3. Hoa lợi, lợi tức, các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp hay không là do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Dựa vào quy định trên câu trả lời cho câu hỏi Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không? được giải đáp. Có thể thấy công chứng vi bằng không được coi là tài sản thế chấp. Công chứng vi bằng chỉ là một văn bản có giá trị chứng cứ giúp bảo vệ quyền lợi trước pháp luật. Nó không có giá trị pháp lý để được coi là tài sản thế chấp. Do đó không thể sử dụng vi bằng công chứng để làm tài sản vay ngân hàng được.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Công chứng vi bằng có vay ngân hàng được không? Trường hợp Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
->>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

Dịch vụ ly hôn đơn phương
Cập nhật: 07/03/2022

Tư vấn pháp luật
Cập nhật: 07/03/2022

Tư vấn bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật: 07/03/2022

Tư vấn pháp luật miễn phí qua zalo
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu IMPACT MATERIAL mua bán, xuất nhập khẩu giày dép
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu Tâm Thiện Nhi cho nhóm dịch vụ việc làm, nhân sự
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu tại Cần Thơ như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu tại Bình Dương như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu PESAN cho nhóm vật liệu xây dựng
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu FUJIANIKO cho nhóm sản phầm 04
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu quán ăn như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 như thế nào?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký logo kênh youtube
Cập nhật: 07/03/2022

Tặng voucher có phải là hình thức khuyến mại?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu cho nước uống đóng chai
Cập nhật: 07/03/2022

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mất bao nhiêu lâu
Cập nhật: 07/03/2022

Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Hà Nội
Cập nhật: 07/03/2022

Tra cứu giấy phép tư vấn du học ở đâu?
Cập nhật: 07/03/2022

Lệ phí cấp giấy phép tư vấn du học
Cập nhật: 07/03/2022

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học là gì?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục xác nhận người nước ngoài không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động
Cập nhật: 07/03/2022

Sàn giao dịch thương mại điện tử cần có sự tham gia của ít nhất bao nhiêu chủ thể?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu
Cập nhật: 07/03/2022

Quy định pháp luật sàn giao dịch thương mại điện tử
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký thương hiệu cho đồ nội thất
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký logo công ty xây dựng
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu cho thực phẩm
Cập nhật: 07/03/2022

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu cho hàng nông sản
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký nhãn hiệu hàng thời trang
Cập nhật: 07/03/2022

Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Cập nhật: 07/03/2022

Thủ tục đăng ký logo dụng cụ nấu nướng như thế nào ?
Cập nhật: 07/03/2022

Đăng ký logo cho phòng tập gym
Cập nhật: 07/03/2022