Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Nguyễn Kiều |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 265 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Hiện nay, khi tham gia các giao dịch, nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản ghi nhận giá trị chứng cứ, giúp các bên giảm được rủi ro của hợp đồng. Việc lập vi bằng do thừa phát lại thực hiện. Nhiều chủ thể quan tâm và thắc mắc Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì? Chúng tôi xin đưa ra giải đáp giúp độc giả.

Vi bằng là gì?

Căn cứ vào khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Vi bằng là một dạng văn bản ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật do văn phòng thừa phát lại thực hiện. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có).

Công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó. Thuật ngữ “Công chứng vi bằng thừa phát lại” được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lý.

Vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng phạm vi rộng hơn. Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có giá trị chứng cứ, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vậy cụ thể Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì? sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì?

Công chứng vi bằng sẽ là bằng chứng mạnh mẽ để bảo vệ cho cả hai bên chống lại những nguy cơ pháp lý có rủi ro diễn ra. Nếu các bên tranh chấp, kiện tụng thì tài liệu này sẽ có giá trị và dùng như chứng cứ trước tòa án. Vậy Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì?

Theo điều Điều 39 nghị định số 08/2020/NĐ-CP nghị định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định về thủ tục lập vi bằng như sau:

1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Như vậy có thể thấy công chứng vi bằng cần những giấy tờ sau: Phiếu yêu cầu lập vi bằng; Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi băng, chi phí lập vi bằng… đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng; Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng. Sau khi tiến hành lập xong vi bằng thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng; thừa phát lại có thể cấp bản sao vi bằng trong trường hợp: trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp bản sao vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng; hoặc theo nhu cầu của bên yêu cầu lập vi bằng và bên có liên quan.

Ngoài ra việc công chứng vi bằng sẽ được lập thành 3 bản chính giữa các đối tượng có liên quan bao gồm:

Bản giao người yêu cầu chuyển nhượng

Bản đăng ký và lưu trữ hồ sơ của Sở Tư Pháp Tỉnh

Bản lưu trữ tại văn phòng Thừa Phát Lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ dành cho tài liệu văn bản.

Vi bằng chỉ được xem như là hợp lệ khi đăng ký tại Sở Tư Pháp trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng. Sở Tư Pháp phải ghi vào sổ đăng ký vi bằng Thừa Phát Lại. Sở Tư Pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện có vấn đề, bất thường khi lập vi bằng chẳng hạn như không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi vi bằng, vi bằng không gửi đúng thời hạn đăng ký… Việc từ chối sẽ được thông báo bằng văn bản cho văn phòng Thừa Phát Lại cùng người yêu cầu lập vi bằng trong đó có nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Thẩm quyền công chứng vi bằng

Ngoài việc giải đáp Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì? thì có thể thấy Thẩm quyền công chứng vi bằng cũng được quan tâm. Thừa phát lại được Nhà nước trao quyền lập vi bằng và cấp bản sao vi bằng cho người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập. Thừa phát lại tuy không phải công chức nhà nước nhưng để có thể làm Thừa phát lại thì cần những điều kiện tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm theo quy định của pháp luật hết sức nghiêm ngặt.

Trên đây là chia sẻ giải đáp của chúng tôi xoay quanh nội dung Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì? Quý khách hàng có thể tham khảo trước để nắm được thông tin.

->>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (6 bình chọn)