Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1415 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào? Lịch sử quần đảo Cô Tô như thế nào? Những điểm đến không thể bỏ qua khi đến Cô Tô là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về quần đảo Cô Tô – một trong những điểm đến du lịch không thể bỏ qua của Quảng Ninh. Mời Quý vị theo dõi:

Quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh nào?

Cô Tô là một quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 46,2 km². Huyện đảo Cô Tô hiện có 1.500 hộ dân, với gần 6.000 nhân khẩu (2008). Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh, là nơi duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng của mình khi Người ra thăm đảo vào ngày 09 tháng 5 năm 1961.

Quần đảo Cô Tô có khoảng hơn 50 đảo, đá lớn nhỏ gồm có các đảo như sau: Cô Tô Con, Cô Tô Lớn, Cồn Ba Đỉnh Con, Cồn Chân Kiểng, Cồn Chân Miếu, Còn Con Ngựa, Cồn Đá Xếp Cao, Cồn Đá Xếp Thấp, Cồn Đuôi Cá Chép, Cồn Gạc Hươu, Cồn Hang Chuột, Cồn Ngoài, Cồn Sao Nhỏ, Cồn Tai Khỉ, Cồn Vó Ngựa, Đá Bắc Ba Đỉnh, Đá Chân Hương, Đá Chuột Nhắt, Đá Nam Ba Đỉnh, Đá Ngầm Nam, Đá Ngầm Sâu, Đá Quả Thông Già, Đá Sao Đêm, Đá Sư Tử, Đá Thiên Môn, Đá Thoải, Đá Xấu Hổ, Đảo Trần (Lo Chúc San, Chàng Tây, Đảo Chằn, Tây Chàng), Hai Hòn Ngoài, Hòn Ba Bái, Hòn Ba Đỉnh, Hòn Bắc Bồ Cát, Hòn Bắc Đẩu, Hòn Bát Hương, Hòn Bầu Rượu, Hòn Bảy Âm Dương, Hòn Bảy Sao, Hòn Bồ Cát, Hòn Cá Chép, Hòn Cá chép Con, Hòn Chòi Canh, Hòn Cồn, Hòn Con Chuột, Hòn Cồn Răn, Hòn Đá Thủng, Hòn Đặng Vạn Châu, Hòn Đèn, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đuôi Núi Nhọn, Hòn Hang Thông, Hòn Khe, Hòn Khe Con, Hòn Khe Trâu, Hòn Khoai Lang, Hòn Khói, Hòn Kim Sa, Hòn Ngang, Hòn Ngập Nước, Hòn Ngựa Bé, Hòn Nhạn Xanh, Hòn Núi Nhọn, Hòn Sao Hỏa, Hòn Sao Mộc, Hòn Sao Thổ, Hòn Sao Thủy, Hòn Thoải Rơi, Hòn Vàn Thầu, Hòn Vàng Thoải, Hòn Vệ Tinh, Thanh Lân, Vụng Tràng Đông.

Quần đảo Cô Tô được công nhận là đảo có người sinh sống xa nhất tính từ bờ biển với đỉnh cao nhất lên tới 170m.

Lịch sử quần đảo Cô Tô

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Đầu thời Nguyễn, một số dân cư Trung Quốc đánh bắt được những toán cướp biển và xin được nhập cư sinh sống.

Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương – An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Dân cư đông dần, tất cả đều là người gốc nhiều dân tộc thiểu số ở vùng ven biển Quảng Đông, Phúc Kiến và đảo Hải Nam phiêu bạt đến.

Thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng có năm xã (Đông giáp, Nam giáp, Tây giáp, Bắc giáp, Trung giáp) thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Năm 1945, ta chưa kịp lập chính quyền cách mạng thì quân Pháp đã quay lại chiếm đóng Cô Tô. Từ nơi này và cảng Vạn Hoa trên đảo Cái Bầu, tàu chiến Pháp vào quấy rối vùng biển Hòn Gai và Hải Phòng. Tháng 11-1946 Đại đội Ký Con giải phóng quân từ Hòn Gai dùng tàu chiến Le Creysac mới chiếm được của hải quân Pháp tiến ra giải phóng nơi đây nhưng không thành công. Cho đến cuối năm 1955, thực hiện hiệp định Genève, quân Pháp mới rút, vùng này được giải phóng. Đầu năm 1954 ta thành lập chính quyền hai xã Thanh Lân, mảnh đất này thuộc huyện Móng Cái – Sau đó là hai xã đặc biệt trực thuộc tỉnh, từ 16-7-1964 , hai xã được sáp nhập vào huyện Cẩm Phả. 

Ngày 9-5-1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Cô Tô, sau đó đây là nơi đầu tiên được dựng tượng toàn thân Hồ Chủ tịch khi Người còn sống. Nay bức tượng Hồ Chủ Tịch cao trên 5m được tôn tạo và giữ gìn đã trở thành một di tích lịch sử – văn hoá được liệt hạng. 

Ngày 23-3 -1994, Chính phủ ra Nghị định 28 -CP đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm hai xã Thanh Lân, nơi này thành lập huyện Cô Tô. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 24-12-1994 trên đảo nơi đây Lớn, lễ đón nhận Nghị định được cử hành trọng thể và huyện đảo vùng này chính thức ra đời.

Những điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cô Tô

Cô Tô với vô vàng những bãi biển trong xanh, hoang dã rực rỡ giữa một màu trời xanh biếc. Bên cạnh đó, những khu rừng nguyên sinh xanh cả một khoảng trời. Băng qua đó là những con đường nhỏ đi men theo vách núi, còn vắng lắm những bước chân người. Cô Tô đã đem lại một niềm háo hức với những trải nghiệm du lịch tuyệt vời của rất nhiều du khách khi đến du lịch. Vậy đâu là những điểm du lịch nổi bật, không thể bỏ qua khi bạn đến Cô Tô? Chúng tôi sẽ giới thiệu một số điểm dưới đây để Quý vị có thêm thông tin tham khảo:

1/ Trạm hải đăng Cô Tô

Trạm Hải đăng Cô Tô là 1 trong số hơn 30 “con mắt biển đêm” đang hoạt động trên khắp vùng lãnh hải Việt Nam, ngọn hải đăng này được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Để leo lên được ngọn hải đăng, du khách phải vượt qua những khúc cua dốc đứng, sau đó leo tiếp lên 72 bậc cầu thang từ dưới chân lên đến đỉnh ngọn hải đăng. Từ đây bạn có thể thoải mái thu vào tầm mắt toàn cảnh đảo Cô Tô, từ thị trấn biển đẹp như mơ, xen lẫn những rừng cây xanh mướt, êm đềm những mái nhà khiêm nhường và giản dị.

2/ Bãi đá Cầu Mỵ

Một thiên đường mà bất kỳ ai đến với đảo Cô Tô cũng không thể bỏ qua, đó là khu vực Bãi đá Cầu Mỵ nằm ở phía nam đảo Cô Tô Lớn. Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan hiếm có so với các đảo nổi tiếng khác của Việt Nam.

Các lớp đá hiện rõ ngay khi bạn đặt chân đến với nhiều màu sắc khác nhau. Đá xếp tầng, nhiều màu, nhiều hình thù khiến cả khu vực như một bức tranh sống động về quá trình kiến tạo của thiên nhiên.

3/ Bãi Biển Hồng Vàn

Đến với Cô Tô, bạn chắc chắn sẽ “bị” những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp nơi đây hút hồn, và Hồng Vàn là một trong những điểm đến sẽ khiến bạn cảm thấy như vậy. Nằm ở phía đông đảo Cô Tô, biển Hồng Vàn lặng êm ả, sóng biển lăn tăn như hồ nước do có đảo Thanh Lân nằm chắn gió từ ngoài biển thổi vào. Những bờ cát mềm mại cùng với nước biển trong xanh nơi đây sẽ khiến du khách chẳng nỡ rời chân.

4/ Bãi biển Vàn Chải

Nằm tận cùng của đảo là bãi Vàn Chải xinh đẹp, nép mình bên bờ biển với bãi cát mịn trải dài, những con sóng lăn tăn quyến rũ. Đặc biệt, nước biển ở đây luôn có màu xanh ngắt đẹp nao lòng, màu xanh phản chiếu ánh mặt trời, đổi các sắc thái xanh khác nhau mỗi khi có những con sóng nhỏ dập dìu nối đuôi nhau vào bờ.

5/ Đường tình yêu

Du lịch đảo Cô Tô chắc chắn các bạn sẽ được nghe tới một con đường lãng mạn mang tên Đường tình yêu. Con đường dài hơn 2km được lát gạch đỏ, men theo bờ biển, nằm cách Trung tâm thị trấn Cô Tô khoảng 100 m, hai bên là hai hàng dương xanh ngắt, lay theo gió. Gọi là con đường tình yêu cũng đúng, bởi khi đi dạo ở đây, dù đi bộ, hay đạp xe chầm chậm, đều vô cùng lãng mạn. Tại con đường này, bạn sẽ được nghe tiếng hàng dương vi vu, tiếng sóng biển rì rào, cảnh trước mắt xanh ngắt màu của rừng cây, vàng của ánh nắng, và đỏ của gạch lát, không thua gì trong các bộ phim truyền hình lãng mạn Hàn Quốc.

6/ Đảo Cô Tô con

Là một đảo không có cư dân sinh sống, Cô Tô con hút khách du lịch bậc nhất của quần đảo Cô Tô bởi những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp. Đảo Cô Tô con cách Cô Tô lớn hơn 1 km. Khách du lịch không cần phải xin giấy phép và có thể thuê tàu gỗ đi ra đảo Cô Tô con với thời gian di chuyển khoảng 25 – 30 phút. Giá thuê một thuyền là 600.000 – 800.000 đồng (theo tuyến đi). Mỗi thuyền chở được khoảng 12 người. Tới đây các Bạn có thể thử cảm giác ngủ lều trên bãi biển, một cảm giác rất thú vị cho những ai ưa cảm giác mới lạ.

7/ Nhà lưu niệm Bác Hồ

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại Khu 3, thị trấn Cô Tô là một quần thể di tích trên đảo Cô Tô gồm: Tượng đài, bia, nhà lưu niệm thuộc hệ thống Di tích lịch sử đã xếp hạng di tích lịch sử,văn hóa cấp quốc gia. Khu di tích được xây dựng vào năm 1968 và tôn tạo lại năm 1975, nằm cách bờ biển chỉ 50m, đây là một trong những nơi duy nhất Bác đồng ý cho dựng tượng lúc người còn sống, và là một điểm đến luôn nằm trong danh sách ưu tiên của khách du lịch Cô Tô.

8/ Bãi tắm Bác Hồ

Bãi tắm Bác Hồ nằm ngay phía ngoài mặt vào của đảo, từ bên cầu cảng có thể thấy bãi tắm dài gần 15 km này chạy suốt về phía cuối đảo. Đây là bãi tắm chính của người dân đảo và cũng là nơi đông người tắm nhất. Bãi biển toàn cát trắng mịn viền quanh những rừng phi lao xanh mát với con đường lát gạch chạy dọc ven biển.

Tại bãi tắm này, UBND huyện đảo cô tô đã dựng gần đó là tượng đài Bác Hồ kỷ niệm ngày Bác về thăm đảo. Có lẽ vì vậy mà bãi tắm này được người dân đặt tên là bãi tắm Bác Hồ, đây là điểm đi dạo ưa thích của người dân đảo và cũng là điểm ngắm bình minh đẹp nhất dành cho du khách.

5/5 - (5 bình chọn)