Có nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký?
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, việc các doanh nghiệp tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký đã không còn xa lạ.
Việc Tra cứu nhãn hiệu là một hình thức tự nguyện không bắt buộc, tuy nhiên lại đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vậy để cùng tìm hiểu về vấn đề Có nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký không? Kính mời quý khách hàng cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục sẽ cho bạn biết được có cá nhân, doanh nghiệp nào đã nộp đơn để đăng ký nhãn hiệu hoặc được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trùng hay có sự tương tự với nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký không. Từ đó kiểm tra và xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký. Tra cứu nhãn hiệu là một thủ tục không bắt buộc.
Có nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký?
Như đã biết, mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là nhằm kiểm tra và xác định khả năng được cấp Văn bằng bảo của hộ nhãn hiệu trên cơ sở đối chiếu, so sánh và đánh giá các yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu được bảo hộ trước đó.
Tra cứu nhãn hiệu là một thủ tục không bắt buộc, tuy nhiên thủ tục này lại vô cùng cần thiết và đóng vai trò quan trọng, bởi vì:
Thứ nhất: Đảm bảo nhãn hiệu đăng ký không bị trùng
Để tạo ra một nhãn hiệu, muốn được pháp luật bảo hộ thì phải đi đăng ký. Tuy nhiên để đăng ký được nhãn hiệu đó phải đáp ứng điều kiện của pháp luật. Muốn biết có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không, phải tiến hành việc tra cứu nhãn hiệu.
Mỗi năm có một số lượng lớn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc lựa chọn nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.
Việc Tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp kiểm tra nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý trước khi tiến hành đăng ký.
Thứ hai: Tiết kiệm thời gian, chi phí đăng ký
Trong trường hợp kết quả tra cứu nhãn hiệu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn đăng ký tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như tiết kiệm được thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).
Ví dụ: Khi bạn muốn đăng ký 1 nhãn hiệu và không tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, bạn đã đầu tư xây dựng hình ảnh cho nhãn hiệu đó và chi phí rất nhiều tiền. Tuy nhiên, sau khi thẩm định nội dung (khoảng gần 2 năm sau khi nộp đơn) Cục Sở hữu trí tuệ đã ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bạn với lý do nhãn hiệu của bạn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó.
Kết luận: Tra cứu nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng, đảm bảo nhãn hiệu đăng ký không bị trùng, tránh việc nhãn hiệu bị từ chối đăng ký bảo hộ độc quyền, tiết kiệm thời gian, chi phí đăng ký.
Vì vậy, để đảm bảo khả năng đăng ký thành công, trước khi nộp đơn đăng ký, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
Ngoài việc giải đáp Có nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký? Chúng tôi đưa ra những hướng dẫn về tra cứu nhãn hiệu để cung cấp thêm thông tin hữu ích tới Quý độc giả.
Các cách tra cứu nhãn hiệu
Cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu theo các cách sau:
Thứ nhất: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm
Ví dụ: nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
Bước 5: Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Cơ sở dữ liệu tra cứu nhãn hiệu sẽ cung cấp các thông tin cơ bản như: số đơn, ngày nộp đơn, số giấy chứng nhận, tên nhãn hiệu, tên và địa chỉ chủ giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá, phân loại hình, phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ, danh mục chi tiết tên các sản phẩm/dịch vụ, tình trạng pháp lý: sửa đổi tên, địa chỉ, chuyển nhượng, huỷ bỏ hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực,…
Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí
Thứ hai: Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu với chuyên viên tại Cục SHTT Việt Nam
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu theo cách này, khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.
Hồ sơ để tiến hành tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:
– Thông tin về mẫu nhãn hiệu dự định tra cứu.
– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký. Ví dụ: Đăng ký cho sản phẩm ô tô, xe máy,…
Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, khách hàng sẽ tiến hành tra cứu theo một trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới câu hỏi Có nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký? Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ Luật Hoàng Phi với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền thương hiệu

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 22/05/2023

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 22/05/2023

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 22/05/2023

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 22/05/2023

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 22/05/2023

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 22/05/2023

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 22/05/2023

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 22/05/2023

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 22/05/2023

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 22/05/2023

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 22/05/2023

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 22/05/2023

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 22/05/2023

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 22/05/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 22/05/2023