Chứng thư bảo lãnh là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 425 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Bộ luật Dân sự hiện hành có quy định về các biện pháp bảo đảm trong đó có biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch dân sự. Khi áp dụng biện pháp này các bên trong giao dịch cần có những hiểu biết nhất định về các biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp bảo lãnh nói riêng trước khi ký các giao dịch.

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những thông tin về vấn đề này, vì vậy TBT Việt Nam sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc về Chứng thư bảo lãnh là gì? Vì vậy hãy cùng theo dõi nhé.

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh là một văn bản cam kết giữa hai bên là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, được lập ra nhằm đảm bảo bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thanh toán nợ đúng hạn hoặc thanh toán nhưng không đầy đủ, không đúng thời hạn cho bên nhận bảo lãnh theo quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

Trong đó:

Bên bảo lãnh có thể là quỹ bảo lãnh tín dụng cho các công ty có quy mô vừa và nhỏ, mới được thành lập

Bên được bảo lãnh là các chủ thể được Qũy bảo lãnh tín dụng bảo lãnh về các khoản vay nợ của mình

Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cho vay được pháp luật công nhận như các ngân hàng, tổ chức tín dụng… v.v

Nội dung của chứng thư bảo lãnh

Ngoài việc hiểu chứng thư bảo lãnh là gì? TBT Việt Nam sẽ cung cấp tới Quý khách hàng nhưng nội dung liên quan xoay quanh chứng thư bảo lãnh, dưới đây là nội dung của chứng thư bảo lãnh.

Bảo lãnh vay vốn của bên bảo lãnh được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức Chứng thư bảo lãnh với những nội dung cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Bao gồm:

– Tên, địa chỉ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh;

– Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;

– Điều kiện cụ thể của các bên về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Thời hạn phát sinh hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;

– Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;

– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh; quy định các nội dung liên quan đến nội dung, xử lý giải quyết tranh chấp nếu phát sinh;

– Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh phải thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này;

– Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên có liên quan.

Lưu ý: Chứng thư bảo lãnh được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ khi các bên có liên quan thỏa thuận và thống nhất cụ thể.

Những rủi ro khi sử dụng chứng thư bão lãnh

Một số doanh nghiệp xem chứng thư bảo lãnh là “bảo bối” khi xảy ra tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế chứng thư bảo lãnh cũng tiềm ẩn những rủi ro mà các doanh nghiệp cần lưu ý:

Thứ nhất, trường hợp chứng thư bảo lãnh yêu cầu bên nhận bảo lãnh phải gửi hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, điều này thường dẫn đến bế tắc cho cả ba bên là ngân hàng, khách hàng bên thụ hưởng bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Cả khi bên thụ hưởng bảo lãnh cung cấp đủ các yêu cầu thanh toán bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng cho rằng họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Thứ hai, rủi ro về thẩm quyền của người ký phát các ngân hàng và Doanh nghiệp gặp phải là không đúng thẩm quyền. Người ký phát thường không phải người đại diện theo pháp luật, không được người đại diện theo pháp luật, không được người đại diện theo pháp luật ủy quyền, phân cấp hoặc giao dịch có giá trị quá lớn. Điều này dẫn đến những tranh chấp không đáng có trong quá trình thực hiện chứng thư pháp lý.

Thứ ba, bảo lãnh bị làm giả chữ ký, con dấu giả mạo người có thẩm quyền của bên phát hành bảo lãnh. Đây cũng là một thực tế xảy ra khi khi ngân hàng cho vay và nhận bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng nhưng chữ ký, con dấu của ngân hàng lại bị làm giả

Thứ tư, bên bảo lãnh có thể gặp nguy cơ khó có thể được thanh toán khoản bảo lãnh trong doanh nghiệp được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề Chứng thư bão lãnh là gì? Chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã nắm được những thông tin cần thiết nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với TBT Việt Nam theo số tổng đài tư vấn: 1900 6560 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

->>> Tham khảo thêm : mẫu giấy giới thiệu

5/5 - (6 bình chọn)