Chức năng của pháp luật là gì?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 706 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và thể hiện những chức năng nhất định. Vậy, chức năng của pháp luật là gì? Trong phạm vi bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên.

Chức năng của pháp luật là gì?

Chức năng của pháp luật là sự tác động, phương hướng tác động của pháp luật đối với các mối quan hệ xã hội và cả sự tác động lẫn nhau của những quan hệ đó.

Chức năng của một sự vật, hiện tượng là câu trả lời cho câu hỏi sự vật, hiện tượng đó được sinh ra, tồn tại để làm gì. Do đó, khái niệm chức năng là một khái niệm rất đa dạng. Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề,… mà chức năng lại được hiểu theo nghĩa khác nhau. Thậm chí giữa chúng còn có sự mâu thuẫn.

Vì vậy, để nhận thức được sâu sắc và toàn diện về chức năng của pháp luật là gì?, chúng ta cần phải có góc nhìn đa chiều, đồng thời đặt chúng vào mối quan hệ cụ thể đối với sự vật, hiện tượng khác.

Tại Việt Nam, pháp luật có 04 chức năng chính. Cụ thể:

– Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội:

Pháp luật ban đầu được sinh ra nhằm mục đích điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Chúng được ghi nhận thành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, chính những quy phạm đó lại điều chỉnh những mối quan hệ xã hội. Từ đó, pháp luật đã xác lập trật tự đối với các mối quan hệ xã hội và đảm bảo chúng được thực hiện một cách ổn định nhất.

– Chức năng bảo vệ các mối quan hệ xã hội, đảm bảo quyền con người:

Như đã nói ở trên, pháp luật đảm bảo sự thực hiện ổn định các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà các chủ thể thực hiện những hành vi gây rối loạn trật tự đó, do đó, cần thiết có các chế tài xử phạt phù hợp.

– Chức năng giáo dục:

Pháp luật chỉ được thực thi khi mọi người đều biết và phải có ý thức thực hiện pháp luật. Bằng các phương thức tuyên truyền, truyền thông mà pháp luật được phổ biến trong xã hội. Cùng với các chế tài xử phạt, mà pháp luật hướng con người đến việc thực hiện các quy tắc xử sự sao cho phù hợp.

Pháp luật Việt Nam đảm bảo quyền con người

Một trong những vấn đề mà mọi người quan tâm nhất là pháp luật Việt Nam hiện nay có đủ để đảm bảo quyền con người hay không. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mọi người đều có quyền sống, làm việc và mưu cầu hạnh phúc. Đây là những quyền cơ bản nhất của con người, cũng chính là nền tảng để phát triển một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo đó, công tác đảm bảo quyền con người tại Việt Nam hiện nay được xây dựng theo những hướng chính sau:

– Xây dựng Hiến pháp, pháp luật, chính sách về quyền con người.

– Tổ chức thực thi Hiến pháp, pháp luật và chính sách bảo đảm quyền con người.

– Xây dựng và củng cố các thiết chế bảo đảm quyền con người.

– Huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào quá trình bảo vệ, thúc đẩy quyền con người.

– Tuyên truyền, giáo dục về quyền con người.

– Hợp tác và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực quyền con người.

Mặc dù hiện nay, do sự thay đổi không ngừng của các quan hệ xã hội, cũng như những lý do khách quan khác mà việc thực hiện đảm bảo quyền con người vẫn còn nhiều khó khăn thiếu sót. Tuy nhiên, Chính Phủ Việt Nam cũng đã nỗ lực không ngừng để có thể xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ và càng ngày càng hoàn thiện hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Chức năng của pháp luật là gì?. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Tham khảo : Mẫu đơn xin chuyển công tác

Tham khảo : Mẫu biên bản làm việc

5/5 - (5 bình chọn)