Chức năng của Chủ tịch Hội đồng quản trị?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 27/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 737 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Chủ tịch hội đồng quản trị là gì? Điều kiện làm chủ tịch hội đồng quản trị? Chức năng của chủ tịch hội đồng quản trị? Đây là những nội dung cơ bản cần giải đáp về chủ tịch hội đồng quản trị.

Nếu cũng đang có những băn khoăn như trên, bài viết này sẽ đem đến cho Quý vị câu trả lời. Mời Quý vị theo dõi:

Chủ tịch hội đồng quản trị là gì?

Trước khi làm sáng tỏ về điều kiện, chức năng của chủ tịch hội đồng quản trị, TBT Việt Nam muốn làm rõ khái niệm chủ tịch hội đồng quản trị tới bạn đọc.

Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, Chủ tịch Hội đồng quản trị là một chức danh nắm quyền quản lý doanh nghiệp, mà cụ thể là người nắm quyền quản lý trong loại hình công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị còn là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, đại diện cho công ty cổ phần thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện làm chủ tịch hội đồng quản trị?

Theo quy định tại Điều 151 và Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014, để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất: Con đường hình thành:

Cá nhân giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần phải được bầu ra theo phương thức tập thể bỏ phiếu hoặc biểu quyết với tỉ lệ tán thành theo quy định trong Điều kệ công ty.

Thứ hai: Thẩm quyền bầu giữ chức danh:

Cá nhân giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần phải được bầu ra bởi Hội Đồng quản trị. Hội đồng quản trị sẽ bầu ra một thành viên trong hội đồng giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.

Thứ ba: Tiêu chuẩn:

Vì Hội đồng quản trị bầu một thành viên trong hội đồng giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị nên người giữ chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị trước hết phải đáp ứng các tiêu chí để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị, đó là:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014.

– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

– Có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

– Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Chức năng của chủ tịch Hội đồng quản trị là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 152 và Điều 160 Luật doanh nghiệp 2014, Chức năng của chủ tịch hội đồng quản trị được thể hiện như sau:

– Triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị thường niên và cuộc họp bất thường.

– Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.

– Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.

– Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị.

– Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

– Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị.

– Yêu cầu Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.

– Là người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết hoặc Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

– Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

5/5 - (5 bình chọn)