Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó.
Theo quy định tại các điều từ Điều 36 đến Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ thì những cá nhân, tổ chức sau đây được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả:
a. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả
Tác giả của một tác phẩm đồng thời được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng giao việc. Trong trường hợp này, toàn bộ quyền nhân thân cũng như quyền tài sản có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả.
b. Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
Nếu tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để cùng tạo ra tác phẩm đó thì họ là đồng tác giả và đồng thời là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm đó. Trong trường hợp này, đối với tác phẩm được tạo ra họ là các chủ quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.
c. Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm
Đây là trường hợp tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc giao. Theo khoản 3 Điều 740 Bộ luật dân sự thì người tạo ra tác phẩm là tác giả và chỉ được hưởng các quyền nhân thân đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền về tài sản đối với tác phẩm thuộc về cơ quan, tổ chức đã giao nhiệm vụ.
d. Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng
Các cá nhân, các tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tác giả tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đã giao kết là chủ sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Nếu chỉ một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đó thì chỉ riêng tổ chức hoặc cá nhân hoặc cơ quan đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Ngược lại, nếu nhiều tổ chức hay nhiều cá nhân cùng giao kết một hợp đồng sáng tạo tác phẩm với tác giả thì sẽ là đồng chủ sở hữu đối với các quyền nói trên.
e. Người được thừa kế quyền tác giả
Người được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế (bao gồm cá nhân, tổ chức) là chủ sở hữu các quyền thuộc về tác phẩm được thừa kế. Trong đó, chỉ người nào được thừa kế quyền tác giả của người để lại thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả mới là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được thừa kế. Mặt khác, cần phải xác định thêm là nếu có nhiều người thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mà người để lại thừa kế không phân định phần quyền của mỗi người thì họ được xác định là đồng chủ sở hữu chung hợp nhất về quyền tác giả, nếu người để lại thừa kế đã xác định cụ thể về phân quyền mà mỗi thừa kế được hưởng thì mỗi người là chủ sở hữu quyền tác giả đối với riêng phần quyền đó.
f. Người được chuyển giao quyền
Cá nhân, tổ chức được các chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm theo hợp đồng là chủ sở hữu các quyền được chuyển giao.
g. Nhà nước
Đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không còn người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm đó.
>>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền

Mẫu giấy giới thiệu mới nhất 2022
Cập nhật: 13/01/2022

Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Cập nhật: 13/01/2022

Xóa án tích là gì? Án tích có tự xóa không?
Cập nhật: 13/01/2022

Xe 4, 7, 16, 29, 45 chỗ, giường nằm, limousine chở được bao nhiêu người
Cập nhật: 13/01/2022

Xe ô tô 7 chỗ có thể chở thêm bao nhiêu người mà không bị xử phạt?
Cập nhật: 13/01/2022

Một công ty có bao nhiêu người đại diện pháp luật?
Cập nhật: 13/01/2022

Thủ tục thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Cập nhật: 13/01/2022

Thủ tục thay đổi người đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Cập nhật: 13/01/2022

Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật 500.000đ
Cập nhật: 13/01/2022

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần
Cập nhật: 13/01/2022

Hướng dẫn thay đổi người đại diện theo pháp luật – Tư vấn pháp luật
Cập nhật: 13/01/2022

Thủ tục thay đổi người đại diện với cơ quan thuế năm 2022
Cập nhật: 13/01/2022

Sáp nhập là gì? Phân biệt hợp nhất và sáp nhập?
Cập nhật: 13/01/2022

Gợi ý 5 cách đặt tên công ty không bị trùng mới nhất
Cập nhật: 13/01/2022

Đi nghĩa vụ có được dùng điện thoại không?
Cập nhật: 13/01/2022

Mua bảo hiểm y tế cần giấy tờ gì?
Cập nhật: 13/01/2022

Mẫu hợp đồng cho thuê nhà trọ, phòng trọ, chỗ trọ năm 2022
Cập nhật: 13/01/2022

An toàn lao động là gì? Mục đích của an toàn lao động?
Cập nhật: 13/01/2022

Khái niệm tệ nạn xã hội là gì? Phân loại các loại tệ nạn xã hội?
Cập nhật: 13/01/2022

Thế chấp là gì? Thế chấp khác cầm cố như thế nào?
Cập nhật: 13/01/2022

Điều kiện học sinh giỏi cấp 2 2021
Cập nhật: 13/01/2022

Học hàm là gì? Học vị là gì? Phân biệt giữa học hàm và học vị?
Cập nhật: 13/01/2022

Hiện nay, loại hợp đồng nào không phải đóng BHXH?
Cập nhật: 13/01/2022

Khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự theo quy định hiện hành
Cập nhật: 13/01/2022

Ý nghĩa của tuân thủ kỷ luật là gì
Cập nhật: 13/01/2022

Cách viết hồ sơ xin việc làm
Cập nhật: 13/01/2022

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thế nào?
Cập nhật: 13/01/2022

Lưu trú là gì? Quy định về tiếp nhận lưu trú tại Công an cấp xã?
Cập nhật: 13/01/2022

Chó mèo có phải gia súc? Có được nuôi chó, mèo tại chung cư?
Cập nhật: 13/01/2022

Tái phạm là gì? Tái phạm nguy hiểm là gì?
Cập nhật: 13/01/2022

Nơi cư trú – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 13/01/2022

3 cách kiểm tra thẻ CCCD gắn chip đã làm xong chưa đơn giản tại nhà
Cập nhật: 13/01/2022

Cách tra cứu căn cước công dân gắn chip làm xong chưa online
Cập nhật: 13/01/2022