Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền gì?
Mục lục
Ai không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân?
Các quy định tại khoản 1 Điều 183, khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 cũng được áp dụng với chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo đó:
Mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, cá nhân đó có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam, đồng thời phải có năng lực hành vi dân sự ngoại trừ:
– Chủ thể giữ chức vụ trong hệ thống bộ máy chính quyền; chủ thể làm việc trong đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, trong đơn vị sự nghiệp công lập;
– Cá nhân có năng lực chủ thể không hoàn thiện;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh,đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Quy định của pháp luật về điều kiện để chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân nhằm đảm bảo nguyên tắc “bất khả kiêm nghiệm”, bảo vệ nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo năng lực quản lý doanh nghiệp, văn hóa và đạo đức trong kinh doanh; đồng thời, hạn chế rủi ro nhất định cho nền kinh tế.
>>>>> Tham khảo: Thành lập doanh nghiệp tư nhân 2020 cần bao nhiêu vốn?
Quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân?
Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân
Với bản chất là loại hình doanh nghiệp một chủ, do một cá nhân làm chủ sở hữu, pháp luật đã trao rất nhiều quyền hạn cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, trong đó có những quyền mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Cụ thể, theo quy định tại điều 185, 186, 187 Luật Doanh nghiệp 2014:
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật cho phép; tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh;
+ Tự do lựa chọn thị trường, tìm kiếm khách hàng, địa bàn, hình thức kinh doanh, quy mô hoạt động;
+ Tuyển chọn, thuê và lao động theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Tự do lựa chọn áp dụng các thành tựu khoa công nghệ, kỹ thuật sản xuất để đem lại hiệu quả cao và tăng khả năng cạnh tranh;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giải thể doanh nghiệp;
– Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, toàn bộ lợi nhuận do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân còn có toàn quyền định đoạt số phận pháp lý của doanh nghiệp thông qua hoạt động bán, cho thuê doanh nghiệp.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang loại hình công ty TNHH nếu có đủ các điều kiện;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật với nhiều tư cách khác nhau như: Có thể là nguyên đơn, bị cáo hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong một vụ án tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp;
– Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân 2020 cần bao nhiêu vốn?
Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
Đi đôi với các quyền năng mà pháp luật cho phép chủ doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật, cụ thể như:
– Đáp ứng, đảm bảo và duy trì trạng thái đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh, đầu tư các ngành, nghề cần có điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư trong suốt quá trình vận hành và kinh doanh;
– Đôn đốc, chỉ đạo việc xây dựng và nộp báo cáo tài chính đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và thống kê;
– Thực hiện một cách nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và người lao động;
– Luôn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
– Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
– Chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo;
– Chỉ đạo, giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn, xã hội, bình đằng giới, bảo vệ tài nguyên – môi trường, bảo vệ di tích – văn hóa và danh lam thắng cảnh;
– Tuân thủ các nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền làm chủ sở hữu doanh nghiệp khác không?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014, có thể thấy, pháp luật chỉ cho phép một cá nhân chỉ được đồng thời làm chủ sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
Như vậy, nếu một cá nhân là thành viên hợp danh của công ty hợp danh và được các thành viên còn lại trong công ty hợp danh nhất trí cho làm chủ doanh nghiệp tư nhân thì cá nhân đó vẫn được đồng thời làm chủ sở hữu công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, vì vậy điều kiện bắt buộc phải là công ty hợp danh được thành lập trước doanh nghiệp tư nhân.
Còn trong trường hợp một cá nhân thành lập doanh nghiệp tư nhân trước thì cá nhân đó sẽ không được đồng thời làm chủ sở hữu các loại hình doanh nghiệp khác.
Với quy định trên, thấy rằng chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chỉ không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh (nếu doanh nghiệp tư nhân được thành lập trước).
Quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm tài sản vô hạn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân luôn được duy trì và được thực hiện trên thực tế; tránh trường hợp chủ sở hữu trốn nợ, gây ra rủi ro và bị chi phối khi đồng thời làm chủ sở hữu các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có trách nhiệm tài sản vô hạn khác.
Ngoài ra có thể nhận thấy, pháp luật doanh nghiệp không cấm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân làm chủ sở hữu các loại hình doanh nghiệp khác.
Cụ thể như chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể là đồng sở hữu (thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập ) trong loại hình công ty TNHH và công ty Cổ phần.
Bởi đây là hai loại hình công ty có trách nhiệm tài sản hữu hạn, thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
>>>>> Tìm hiểu thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân 2020 cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty tại Đồng Tháp
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty tại Bạc Liêu như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty tại Trà Vinh như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Bổ sung ngành nghề kinh doanh hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh 2022
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ xin giấy phép tư vấn du học
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Cập nhật: 16/12/2021

Giấy phép thành lập công ty như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập chi nhánh công ty tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 16/12/2021

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Quảng Ngãi
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Hưng Yên
Cập nhật: 16/12/2021

Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi tên công ty cần làm thủ tục gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
Cập nhật: 16/12/2021

Mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi BHXH
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai
Cập nhật: 16/12/2021

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 16/12/2021

Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Cập nhật: 16/12/2021

Thành lập công ty xây dựng cần những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH hai thành viên
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 16/12/2021

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh ở Hà Nội
Cập nhật: 16/12/2021

Khi nào phải thay đổi đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 16/12/2021

Cơ quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cập nhật: 16/12/2021

Hướng dẫn đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Sản phẩm nào khi đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị cấm?
Cập nhật: 16/12/2021

Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Sửa đổi hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có phải mất chi phí không?
Cập nhật: 16/12/2021