Khái niệm chi tiết là gì

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 21/04/2022 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 127 Lượt xem
Đánh giá post

Chi tiết nghệ thuật (tiếng Pháp : détail artistique), các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tường. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói. Thoạt đầu người ta chú ý tới giá trị tạo hình và phản ánh của chi tiết nghệ thuật, thường nói đến “tính chính xác của chi tiết hiện thực”. Dần dần người ta thấy bản chất sáng tạo khái quát, biểu hiện của nó, khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó. Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. Trong tác phẩm có chi tiết nghệ thuật chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề để cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí, chẳng hạn các chi tiết về kinh tế, vật giá trong tiểu thuyết Ban-dắc ; nhưng cũng có chi tiết nghệ thuật thể hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Các chi tiết nghệ thuật này thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại bằng nhiều biện pháp khác nhau. Các chi tiết loại trên là chi tiết thuộc về nghệ thuật, chỉ có các chi tiết dưới mới là chi tiết có tính nghệ thuật. Chẳng hạn, ở bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch thì câu 1 và câu 2 chứa các chi tiết của bài thơ, nhưng chỉ câu 3 và 4 mới có các chi tiết có tính nghệ thuật: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận. Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” (Bóng chiếc buồm lẻ loi xa dần và biến mất giữa khoảng trời xanh. Chỉ còn thấy sông Trường Giang chảy tận chân trời). Bóng chiếc buồm lẻ loi gợi tả người bạn, nói lên lòng thương bạn. Và hình ảnh Trường Giang thể hiện sự cô đơn của mình, xót mình. Chi tiết về chiếc bánh bao thấm máu người bị hành quyết hoặc vòng hoa trên mộ Hạ Du ở truyện Thuốc của Lỗ Tấn, chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo, đều là chi tiết nghệ thuật. Tính chất và chức năng của chi tiết nghệ thuật phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của sáng tác.

Bạn đang đọc: Khái niệm chi tiết là gì

VAI TRÒ CỦA CHI TIẾT TRONG TRUYỆN 

1. Giải thích
– “Chi tiết” là gì? – Ở đây không phải muốn nói đến những chi tiết thông thường cấu thành cốt truyện mà muốn nói đến những chi tiết nghệ thuật – là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng (Từ điển thuật ngữ văn học).
– Vì sao “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”? (Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn học và thể hiện tài năng của nhà văn).
Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
-> Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”.
2. Phân tích và chứng minh
a. Khái quát:
– Tác giả, tác phẩm: tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”.
– Chọn chi tiết đặc sắc trong mỗi tác phẩm: có thể chọn các chi tiết trong “Chí Phèo”: chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện, chi tiết Chí Phèo tỉnh rượu sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở ở bờ sông, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo ôm mặt khóc rưng rức khi bị thị Nở từ chối… Với “Chữ người tử tù” có thể chọn chi tiết cảnh cho chữ cuối tác phẩm…
– Đánh giá được vị trí quan trọng của các chi tiết trong tác phẩm và trong việc thể hiện tài năng của nhà văn.
b. Cảm nhận, phân tích cụ thể các chi tiết:
– Các em chọn và phân tích hai trong số những chi tiết đặc sắc thuộc hai tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo” của Nam Cao. Bám sát vai trò và ý nghĩa của chi tiết đối với tác phẩm văn học và nhà văn, đồng thời làm rõ ý nghĩa, vai trò của chi tiết với tác phẩm cụ thể.
– Trong quá trình phân tích cần đối sánh để làm nổi bật ý nghĩa của từng chi tiết đã chọn.
3. Bình luận, đánh giá
– Hai chi tiết đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho tác phẩm và nhà văn, thể hiện khả năng khái quát hiện thực và sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn. 
– Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình lao động công phu, chắt lọc từng chi tiết nhỏ trong đời sống để tạo nên những chi tiết nghệ thuật sáng giá. Bởi vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn.

 Chi tiết nghệ thuật là gì?

Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.

1. Ngoài tính tạo hình, chi tiết nghệ thuật mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, bản chất văn hóa của một cộng đồng. Chúng ta đều thấy chỉ qua một vài con chữ trong Truyện Kiều, như chữ “tót” (Ghế trên ngồi tót sỗ sàng), chữ “cò kè” (Cò kè bớt một thêm hai) mà thi hào Nguyễn Du đã lật tẩy cả một chân dung kẻ con buôn, vô học, thô lỗ của nhân vật Mã Giám Sinh, hay một chữ “lẻn” làm lộ ra một tính cách mờ ám, lén lút, tráo trở… của Sở Khanh, hay hai chữ “mặt sắt” đã gọi ra một chân dung tính cách lạnh lùng, hiểm độc, tàn nhẫn của Hồ Tôn Hiến… Các chữ “tót”, “cò kè”, “mặt sắt” được gọi là những chi tiết đắt giá làm nổi lên hồn cốt nhân vật.

Chi tiết hàm chứa nhiều nét nghĩa, nhiều giá trị được gọi là tín hiệu nghệ thuật và thẩm mỹ. Đã gọi là tín hiệu thì luôn mang một mã, để giải thuật thì phải nhờ đến cả một chiều sâu văn hóa truyền thống. Ví dụ để hiểu bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương phải có vốn văn học dân gian nhất định : Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi / Này của Xuân Hương mới quệt rồi / Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Để cắt nghĩa được văn bản người đọc buộc phải liên tưởng về câu truyện cổ Trầu cau. Lại phải đặt bài thơ vào ý niệm truyền thống lịch sử phương Đông trong tình yêu hôn nhân gia đình : Cái duyên và sắc tố đỏ … Như vậy nếu dịch bài thơ này sang một ngôn từ khác là cực khó, không muốn nói là không hề.

2. Chi tiết gắn với quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống của nhà văn. Chỉ cần đọc một câu thơ Bố cu lổm ngổm bò trên bụng của “Bà Chúa thơ Nôm” cũng cho thấy cả một cái nhìn coi thường, khinh miệt giới đàn ông trong xã hội phong kiến hà khắc vốn luôn coi phụ nữ chỉ là đồ chơi. Động từ “lổm ngổm” thường để chỉ những con vật loài cua cáy, đặt trong văn cảnh bài thơ nó toát lên một tiếng cười mỉa: Tưởng cái anh đàn ông phải là “Làm trai cho đáng lên trai/ Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên”, nhưng thực ra cũng chỉ là thứ cua cáy mà “bò” trên sự vĩ đại của người phụ nữ… Chi tiết này còn cho thấy một sự nổi loạn, sự đối chọi với cả một ý thức hệ hẹp hòi, ích kỷ, phản nhân văn lỗi thời.

Hãy nhìn vào những so sánh của bài ca dao sau ta thấy người Việt xưa yêu quý cái đẹp lắm, nhất là cái đẹp thuộc về con người : Cổ tay em trắng như ngà / Đôi mắt em sắc như thể dao cau / Miệng cười như thể hoa ngâu / Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. Và cái đẹp của người con gái xứ Kinh Bắc trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm không chỉ là cái đẹp trần gian mà còn là cái đẹp mang tầm vĩnh cửu của tạo hóa tỏa ánh sáng và sự sống xuống cõi trần gian : Những cô hàng xén răng đen / Cười như mùa thu tỏa nắng.

3. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. Hẳn chúng ta không ai quên cái hình dáng “ngật ngưỡng” của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng vậy, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…”. Đây là chi tiết mở đầu tác phẩm, ngoài sự khơi gợi hấp dẫn lôi kéo bạn đọc, nó vừa có tác dụng gián tiếp giới thiệu thân thế, tiểu sử nhân vật vừa có chức năng mở ra một trường không – thời gian trong quá khứ rồi tiếp đến thì tương lai trong cuộc đời ngắn ngủi của Chí Phèo.

Dưới góc nhìn xã hội học, cũng chi tiết này còn mở ra một ý nghĩa về thân phận con người trong xã hội cũ.

Bản chất của xã hội là giao tiếp. Không có giao tiếp thì không có xã hội, mà xét đến cùng chửi nhau cũng là một cách giao tiếp, có điều là giao tiếp trong thế đối lập. Kênh giao tiếp sẽ bị đóng băng hoàn toàn khi cả hai bên không thèm để sức, có hơi và nhiệt tình để mà chửi nhau nữa. Thế cho nên khi Chí chửi cả làng Vũ Đại tức là Chí khát khao được giao tiếp với mọi người. Cả làng Vũ Đại không ai thèm “ra nhời” với Chí vì Chí không còn xứng đáng là người để họ chửi. Tức là dân làng Vũ Đại đã coi Chí ở một thế giới khác, thế giới của thân phận loài vật, có lẽ chính xác hơn là thân phận loài chó, mà bằng chứng là có chi tiết: “Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu…”. 
Giả sử Chí Phèo không có chi tiết “bát cháo hành” thì truyện sẽ rất bình thường, nhưng nhờ có nó mà cốt truyện như đào sâu thêm vào cái bi kịch không được làm người của một kẻ khát khao lương thiện, nhờ đó ý nghĩa truyện nâng thêm một tầm cao.

4Chi tiết thể hiện tập trung cho cấu tứ. Trường hợp này thường để nhà thơ cấu trúc tác phẩm và người bình thơ nương theo đó mà tìm ra tứ thơ. Xin ví dụ bằng bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) của đại thi sĩ Lý Bạch:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tậnDuy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Bạn từ lầu Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời- Bản dịch của Ngô Tất Tố ) Hai câu đầu nói tới người đi ( Mạnh Hạo Nhiên ) với khoảng trống chia tay : Tại lầu Hoàng Hạc, thời hạn chia tay : Giữa mùa hoa khói. Nơi đến : Dương Châu. Như vậy Lý Bạch không tiễn bạn nơi quê nhà mà ở nơi đất khách : Lầu Hạc – một địa điểm gắn liền với thần thoại cổ xưa vị tiên cưỡi hạc vàng bay đi. Dương Châu thời gian bấy giờ là một thành phố nổi tiếng sầm uất nhất vùng Giang Nam mà Lý Bạch đã từng đến. Thế cho nên vì thế đằng sau những chi tiết địa điểm này còn ẩn một nguyên do nào đó mà Lý Bạch không hề đi cùng bạn. Điều này cắt nghĩa hai câu sau với những chi tiết rực rỡ càng làm cho tứ thơ tiễn bạn thật nặng tình, chất chứa tâm trạng. Tình lồng trong cảnh : Chiếc buồm đơn độc cũng là người bạn đơn độc đang xa dần rồi biến mất vào màu xanh vô tận của sông nước bát ngát. Thuyền đi đã khuất bóng mà người tiễn đưa vẫn còn đứng trên lầu cao để trông theo. Chi tiết cô phàm ( cánh buồm đơn độc ) cho thấy nhà thơ không chỉ nhìn theo bằng mắt mà còn nhìn bằng cả tấm lòng.

Như vậy trong phép làm văn, sự dụng công hướng vào việc tìm ra chi tiết. Chi tiết càng có sức biểu hiện càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Không bao giờ có một tác phẩm hay mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống.

Hoàng Thu Giang

Video liên quan

Đánh giá post