Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 01/06/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 46 Lượt xem
Đánh giá post

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể. Do đó, Quý độc giả có quan tâm đừng vội bỏ qua.

Thế nào là hộ kinh doanh cá thể?

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Một số trường hợp cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh nhưng không phải thành lập hộ kinh doanh theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đó là:

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

– Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể hiện nay được thành lập phổ biến bởi có những ưu điểm sau:

– Thủ tục đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;

– Không phải kê khai thuế hàng tháng;

– Chế độ chứng từ, sổ sách kế toán đơn giản;

– Quy mô gọn nhẹ phù hợp với những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể

Để thành lập hộ kinh doanh, Quý vị thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập hộ kinh doanh theo quy định gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

– Giấy tờ, tài liệu khác trong trường hợp cụ thể.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp quy định:

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện

  1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
  2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện như sau:

  1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

[…] b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Như vậy, đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, tức là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu hồ sơ hợp lệ)

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 4: Kê khai thuế ban đầu

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh phải tiến hành mở mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế – Chi cục thuế quận/ huyện.

– Thuế môn bài môn bài:

STT Doanh thu Số tiền
1 Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm
2 Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
3 Trên 500 triệu đồng/năm 01 triệu đồng/năm

– Thuế khoán (thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng)

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp – Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể

Phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể nếu khách hàng tự đi thực hiện thủ tục là 100.000 đồng/lần khi nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể còn bao gồm nhiều chi phí khác như phí đi lại để nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ, nghiên cứu tại liệu,…Do đó để thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng quý khách hàng nên lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để thực hiện thủ tục này một cách hiệu quả nhất.

Công Ty Luật Hoàng Phi là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay để tiết kiệm chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể bởi chúng tôi đem đến giải pháp đăng ký kinh doanh từ A-Z, hỗ trợ cả tước, trong và sau đăng ký, hạn chế tối đa các vấn đề và chi phí phát sinh do thiếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục thành lập hộ kinh doanh trọn gói của chúng tôi, Quý vị hãy liên hệ ngay tới hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

 

Đánh giá post