Chi phí thành lập chi nhánh công ty

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 19/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 309 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc công ty, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty. Hiện nay, nhiều công ty thường có nhu cầu thành lập chi nhánh để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều công ty chưa nắm rõ là Chi phí thành lập chi nhánh công ty.

Vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến Chi phí thành lập chi nhánh công ty.

Chi nhánh của công ty là gì?

Đinh nghĩa chi nhánh là gì được quy định tại khoản 1 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty.”

Như vậy, có thể thấy Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc công ty, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh, thu hút thêm khách hàng cho công ty, chi nhánh thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền cho công ty. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Khoản 1 điều 45 Luật doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.”

Như vậy, việc thành lập chi nhánh là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thẻ thực hiện quyền hoặc từ chối thực hiện. Căn cứ vào tình hình sản xuất và nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình mà doanh nghiệp thực hiện chi nhánh hoặc không.

Pháp luật cho phép công ty đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Tuy nhiên, khi thành lập chi nhánh, công ty gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt chi nhánh.

Ví dụ: Công tyX ở Bắc Ninh, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thành phố Hà Nội. Do đó Công tyX gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thánh lập chi nhánh.

Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh

– Về Tên chi nhánh:

Điều 40 Luật Doanh nghiệp quy định: Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.

Ví dụ: Chi nhánh công ty cổ phần X

Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập của chi nhánh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập.Có thể hiểu hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính, bao gồm cả nghĩa vụ thuế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.

– Về ngành nghề kinh doanh: ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp chi nhánh khác tỉnh có nhu cầu thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác với ngành nghề của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Chi phí thành lập chi nhánh công ty

Việc thành lập chi nhánh công ty có hai cách thức thực hiện gồm: công ty tự mình thực hiện các thủ tục giấy tờ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền để thánh lập chi nhánh hoặc công ty sẽ sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh do các tổ chức, cá nhân khác cung cấp.

Trường hợp công ty tự mình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh thì có ưu điểm là công ty sẽ không mất chi phí trả cho bên làm thay. Nhược điểm là có thể công ty sẽ gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ, giấy tờ, mất thời gian nhiều hơn. Việc công ty tự mình thành lập chi nhánh thì chúng tôi xin cung cấp bảng lệ phí phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền như sau:

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Stt Nội dung Đơn vị tính Mức thu
1 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) Đồng/lần 50.000
2 Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
a Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh Đồng/bản 20.000
b Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp Đồng/bản 40.000
c Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp Đồng/báo cáo 150.000
d Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp Đồng/lần 100.000
đ Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên Đồng/tháng 4.500.000

Đối với trường hợp công ty sử dụng dịch vụ do các tổ chức cá nhân cung cấp về việc thành lập chi nhánh thì ưu điểm là nhanh gọn, không mất thời gian chờ đợi lâu. Tuy nhiên, công ty sẽ phải trả chi phí cho bên làm dịch vụ này. Hiện nay, không có một mức phí nào cố định cho dịch vụ này, mà tùy vào các bên cung cấp dịch vụ họ sẽ thu những phí khác nhau. Vì vậy, khi có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty cần tìm hiểu và cân nhắc nhu cầu và tài chính của mình để lựa chọn tự mình làm hay là thuê bên thứ ba, nếu thuê bên thứ ba thì cần tìm hiểu về mức giá và uy tín để tiến hành nhanh chóng.

Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến vấn đề Chi phí thành lập chi nhánh công ty. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Chi phí thành lập chi nhánh công  bạn đọc vui lòng liên hệ Công Ty Luật Hoàng Phi để được Chúng tôi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

5/5 - (5 bình chọn)