Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 04/05/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 385 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Việc đăng ký mã vạch có nhiều lợi ích trong quản lý sản phẩm đối với doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của thị trường tiêu dùng. Theo đó, việc đăng ký thủ tục này cũng phát sinh chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm nên nhiều khách hàng quan tâm.

Sau đây, trong bài viết này TBT Việt Nam sẽ giới thiệu tới quý vị một số quy định liên quan tới việc đăng ký mã vạch sản phẩm.

Đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?

Đăng ký mã vạch sản phẩm là một trong những thủ tục cá nhân, tổ chức thực hiện việc nộp hồ sơ, giấy tờ, lệ phí lên cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm

Chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi thực tế, mức chi phí mà khách hàng phải chịu qua tham khảo có thể chưa chính xác. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số mức phí theo quy định tại điều 4, thông tư 232/2016/TT-BTC:

Đối với mức thu phí cấp, hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1là: 1 triệu đồng/mã

– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) là: 300 nghìn đồng

– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8(GTIN-8) là: 300 nghìn đồng.

Đối với mức thu phí đăng ký sử dụng là số vạch nước ngoài

Hồ sơ từ 50 mã sản phầm trở xuống: 500 nghìn đồng/1 hồ sơ

Hồ sơ trên 50 mã sản phầm: 10 nghìn đồng/mã

Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hằng năm

– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1:

+ Loại 10 số (doanh nghiệp sử dụng7 100 số vật phẩm): 500 nghìn đồng/năm

+ Loại 9 số (doanh nghiệp sử dụng 1 000 số vật phẩm): 800 nghìn đồng/năm

+ Loại 8 số (doanh nghiệp sử dụng 10 000 số vật phẩm): 1 triệu 500 nghìn đồng/năm

+ Loại 7 số (doanh nghiệp sử dụng 100 000 số vật phẩm): 2 triệu đồng/năm

– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu: 200 nghìn đồng.

– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu có 8 chữ số EAN-8: 200 nghìn đồng.

Nếu cá nhân,tổ chức mà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch từ sau ngày 30/6 thì chỉ nộp 50% mức thu tương ứng duy trì từng loại mã số mã vạch.

Ngoài ra, trên thực tế nhiều khách hàng tìm đến các đơn vị về dịch vụ đăng ký mã vạch. Theo đó, ở trên về lệ phí chúng tôi đã nêu trên đây chỉ là căn cứ để các đơn  vị cung cấp dịch vụ đưa ra mức giá phù hợp từng dịch vụ riêng, do vậy vẫn mỗi đơn vị sẽ có mức thu phí khác nhau.

Nộp chi phí đăng ký mã vạch có thể nộp bằng hình thức nào?

Do nhu cầu của mỗi chúng ta ngày càng cao, bởi thực tế chúng ta có thể vướng bận về thời gian, đi lại,… cho nên, hiện nay việc đóng tiền cũng được linh hoạt với hình thức khác nhau tạo điều kiện thuận lợi hơn.

Theo đó, chủ thể đăng ký mã vạch được nộp chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm qua một trong hai hình thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, theo địa chỉ là số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

– Nộp phí qua việc chuyển khoản ngân hàng của ngân hàng Agribank chi nhánh của Cầu Giấy qua số tài khoản là: 1507201067262.

Khi thực hiện việc chuyển khoản để tránh việc nhầm lần, sai sót thì quý vị cần lưu ý việc ghi thêm về mã số của doanh nghiệp (theo giấy chứng nhận mà Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp).

Ngoài ra, phí để sử dụng duy trì mã số mã vạch cần được nộp trước ngày 30/6 vào hằng năm.

Hướng dân đăng ký mã vạch sản phẩm online

Việc đăng ký mã vạch sản phẩm online là một hình thức mà nhiều cơ quan cũng như khách hàng muốn hướng tới, theo đó các thức này cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền và chủ thể đăng ký tiết kiệm được thời gian, chi phí,…

Theo đó, để đăng ký mã vạch sản phẩm online quý vị có thể tham khảo nội dung sau đây mà chúng tôi giới thiệu:

Bước 1: Truy cập vào website của Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam theo đường link:

Vnpc.gs1.org.vn

Bước 2: Hệ thống hiện ra trang web của Bộ khoa học và công nghệ – Tổng Cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng.

Bên phía góc phải của màn hình máy tính/điện thoại sẽ có phần đăng nhập. Theo đó, quý vị cần nhập tên người dùng là doanh nghiệp/Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng/doanh nghiệp khai thác; Tên đăng nhập hay tên tài khoản; Mã địa điểm toàn cầu và mật khẩu để đăng nhập.

Tiếp đó, nhấp chuột vào tích ô “ tôi không phải là người máy và nhấn chuột vào ô “ đăng nhập”

Nếu khách hàng chưa có tài khoản thì cần thực hiện việc đăng ký tài khoản.

Bước 3: Thực hiện đăng ký mục hồ sơ thực hiện

– Tạo hồ sơ doanh nghiệp, quý vị cần nhập các thông tin bao gồm: thông tin doanh nghiệp, thông tin người đại diện, thông tin liên hệ, thông tin của người nộp hồ sơ

– Sau đó cần tạo hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

– Thanh toán phí: qúy vị lựa chọn tiếp về hình thức thanh toán là online hoặc offline

Bước 4: Thực hiện cấp mã vạch

Hệ thống trang web sẽ hiển thị thông tin mã được cấp, thông tin yêu càu chủ thể nọp bản cứng

Bước 5: Nộp hồ sơ bằng bản cứng tới cơ quan

Lưu ý: khi thực hiện nộp hồ sơ cần có các tài liệu được đính kèm, đồng thời khi nộp hồ sơ đính kèm theo thì vẫn cần nộp bản cứng thông qua đường bưu điện hoặc chủ thể nộp trực tiếp, bao gồm:

– 2 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch hoàn chỉnh về nội dung điền kèm đóng dấu và chữ ký từ thủ trưởng

– 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập. Trong đó kèm bản gốc để cơ quan có thẩm quyền đối chiếu.

– 2 bản của bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo quy định.

Hi vọng qua bài viết của chúng tôi, quý vị có thể nắm được một số quy định cơ bản về chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm cũng một số nội dung liên quan.

Khi có nhu cầu đăng ký mã vạch, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (7 bình chọn)