Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 08/05/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 327 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Bản quyền sản phẩm có thể được đăng ký bảo hộ dưới nhiều hình thức và tùy thuộc vào từng sản phẩm. Thường thường khi chúng ta sáng tạo ra một sản phẩm của riêng mình thì việc đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ giúp người đăng ký được pháp luật bảo vệ khi có hành vi làm nhái sản phẩm, hoặc dùng sản phẩm vào mục đích tư lợi khi không có sự đồng ý của chúng ta. Tuy nhiên, chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm cũng là một vấn đề không nhỏ. Vậy chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm được tính như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý để tính chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm

Việc tính Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm dựa trên các quy định dưới đây:

– Thông tư 236/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;

– Thông tư 211/2016/TT-BTC;

– Luật phí và lệ phí năm 2015.

Cách tính chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm

Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm gồm những khoản chi phí sau:

Tính phí đăng kí sáng chế

– Lệ phí nộp đơn đăng ký sáng chế

Lệ phí nộp đơn đăng ký sáng chế bao gồm:

+ Tài liệu nộp đơn đăng ký dạng giấy: 180.000 VNĐ.

+ Tài liệu nộp đơn đăng ký điện tử (chứa toàn bộ nội dung tài liệu đơn): 150.000 VNĐ.

+ Trường hợp bản mô tả sáng chế có trên 5 trang giấy, từ trang thứ sáu trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang 12.000 VNĐ.

+ Lệ phí công bố đơn đăng ký sáng chế: 120.000 VNĐ.

+ Trường hợp đơn đăng ký sáng chế có nhiều hình vẽ, với mỗi hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 VNĐ/ 01 hình vẽ.

– Lệ phí thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.

Lệ phí thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ bao gồm những khoản phí sau đây:

+ Phí tra thẩm định nội dung đăng ký sáng chế: 120.000 VND/1 điểm độc lập.

+ Lệ phí thẩm định nội dung đăng ký sáng chế: 420.000 VND/đối tượng.

– Lệ phí, chi phí cấp Văn bằng bảo hộ đơn đăng ký sáng chế

+ Phí/ lệ phí đăng bạ đơn sáng chế: 120.000 đồng/ 1 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ,

+ Phí/ lệ phí đăng bạ đơn sáng chế, từ điểm thứ hai nộp thêm: 100.000 đồng/ điểm độc lập,

+ Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng,

+ Nếu đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 60.000 đồng/hình vẽ,

+ Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích:

– Phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với sáng chế

Phí duy trì văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được tính như sau:

+ Năm thứ nhất, năm thứ hai: 300.000 VND

+ Năm thứ ba, năm thứ 4: 480.000 VND

+ Năm thứ năm, năm thứ sáu: 780.000 VND

+ Năm thứ bảy năm thứ tám: 1.200.000 VND

+ Năm thứ chín, năm thứ mười: 1.800.000 VND

+ Năm thứ mười một, năm thứ 12: 2.530.000 VND

+ Năm thứ 14, năm thứ mười sáu: 3.300.000 VND

+ Năm thứ 17, năm thứ hai mươi: 4.200.000 VND

Chi phí đăng kí nhãn hiệu:

Chi phí đăng ký bản quyền sản phẩm khi đăng ký nhãn hiệu nói riêng: Đây là chi phí không bắt buộc nhưng người sử dụng nên thực hiện để tránh trùng với tên nhãn hiệu đã đăng kí rồi từ đó không tốn thời gian và tiền bạc khi đăng kí nhãn hiệu

– Chi phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn thẩm định khác nhau nên chi phí cũng được chia nhỏ ra nhiều giai đoạn. Cụ thể:

STT Các khoản phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu Lệ phí (đồng)
01 Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 180.000
Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi  30.000
02 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu) 600.000
03 Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 300.000
– Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 60.000
04 Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 60.000
 – Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 24.000
05 Lệ phí công bố đơn 120.000
06 Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 120.000
07  Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 120.000
08 Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 120.000

– Chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Sau khi đã nộp đơn đăng ký, Cục SHTT sẽ xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn, trong trường hợp đơn đăng ký đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và chủ sở hữu sẽ phải nộp thêm chi phí cấp văn bằng bảo hộ là: 360.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ với tối đa 06 sản phẩm, dịch vụ/nhóm.

Chi phí đăng kí kiểu dáng công nghiệp

Chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được chia theo từng giai đoạn thực hiện công việc như sau:

– Chi phí cho việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp

– Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Chi phí nhà nước cho việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

T Các khoản phí, lệ phí Lệ phí (đồng)
1 Lệ phí nộp đơn (cho mỗi phương án)
– Tài liệu đơn dạng giấy 180.000
– Đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn 150.000
2 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) 600.000
3 Lệ phí công bố đơn 120.000
– Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình 60.000
4 Phí thẩm định nội dung (cho mỗi phương án của từng sản phẩm) 300.000
5 Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định nội dung (cho mỗi phương án sản phẩm) 120.000
6 Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN 120.000
7 Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN 120.000
8 Lệ phí công bố Bằng độc quyền KDCN 120.000
– Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình 60.000
9 Lệ phí gia hạn hiệu lực 540.000

Chi phí  đăng ký bản quyền

Mức thu phí được quy định tại điều 4 thông tư 211/2016/TT-BTCnhư sau:

Stt

Loại hình tác phẩm Mức thu
(đồng/Giấy chứng nhận)
I Đăng ký quyền tác giả
1 a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000
2 a) Tác phẩm kiến trúc;

b) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000
3 a) Tác phẩm tạo hình;

b) Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000
4 a) Tác phẩm điện ảnh;

b) Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000
5 Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính 600.000
II Đăng ký quyền liên quan đến tác giả
1 Cuộc biểu diễn được định hình trên:
a) Bản ghi âm;

b) Bản ghi hình;

c) Chương trình phát sóng.

200.000

300.000

500.000

2 Bản ghi âm 200.000
3 Bản ghi hình 300.000
4

Chương trình phát sóng

500.000

Qua đây có thể thấy việc đăng kí bản quyền sản phẩm tốn khá nhiều chi phí. Tuy nhiên, sau khi đăng kí bản quyền sản phẩm, sản phẩm có thể được bảo hộ bởi pháp luật, tránh hiện tượng làm giả, làm nhái sản phẩm, từ đó tạo tiền đề phát triển lâu dài cho doanh nghiệp. Mặc dù chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sản phẩm của mình trên lãnh thổ Việt Nam thôi chứ không phải trên toàn thế giới nhưng sản phẩm được bảo hộ ở Việt Nam cũng đã giảm bớt một số lượng đối thủ cạnh tranh không hề nhỏ

Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền, quý khách hàng có thể truy cập vào website: https://luathoangphi.vn để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (5 bình chọn)