Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm 2024?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 29/03/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 226 Lượt xem
5/5 - (25 bình chọn)

Tuy đăng ký bản quyền phần mềm không phải là một thủ tục bắt buộc tại Việt Nam nhưng đây là việc làm hết sức cần thiết để tác giả, chủ sở hữu phần mềm tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là trong thời buổi các phần mềm có khả năng khai thác thương mại cao như hiện nay. Vậy chi phí đăng ký bản quyền phần mềm là bao nhiêu?

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Đăng ký bản quyền phần mềm là gì?

Phần mềm máy tính là một tập hợp các chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu liên quan. Trong đó, chương trình máy tính là tập hợp các lệnh có thể được máy tính thực thi để thực hiện một tác vụ cụ thể. Một chương trình máy tính thường được viết bởi lập trình viên bằng ngôn ngữ lập trình. Từ chương trình ở dạng mã nguồn mà con người có thể đọc được, một trình biên dịch có thể dẫn xuất mã lệnh – một dạng bao gồm các lệnh mà máy tính có thể thực thi.

Theo đó, đăng ký bản quyền phần mềm là việc tác giả, chủ sở hữu phần mềm tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với phần mềm do mình sáng tạo ra. Từ đó, tác giả, chủ sở hữu phần mềm có cơ sở pháp lý nhằm phòng tránh, ngăn chặn những hành vi sao chép, xâm phạm quyền đối với phần mềm của mình.

Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm

Tác giả, chủ sở hữu phần mềm máy tính muốn đăng ký bản quyền phần mềm cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu;

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm, thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất quan trọng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai), đã công bố hay chưa, ngày công bố, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– 02 bản in nội dung phần mềm (bao gồm code, giao diện trang chủ và trang chuyên mục (nếu có)) được đóng thành quyển, có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu quyền tác giả;

– 02 bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm (bao gồm code, giao diện trang chủ và trang chuyên mục (nếu có);

– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Ngoài các tài liệu trên, việc đăng ký bản quyền phần mềm còn có thể bao gồm các giấy tờ dưới đây:

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của tất cả các tác giả;

– Giấy cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là pháp nhân);

– Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân.

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt. Nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực.

Thời gian đăng ký bản quyền phần mềm

Theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ nếu hồ sơ đó hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả có thể kéo dài hơn 15 ngày. Điều này phụ thuộc vào số lượng đơn mà Cục Bản quyền tác giả đang tiếp nhận hoặc đang xử lý tại thời điểm nộp đơn.

Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm là bao nhiêu?

Nếu tác giả, chủ sở hữu phần mềm sử dụng dịch vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm, thì chi phí đăng ký bản quyền phần mềm bao gồm phí nhà nước và phí dịch vụ. Theo đó, căn cứ Thông tư Số: 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016, phí nhà nước đăng ký bản quyền phần mềm là 600.000 VNĐ (Sáu trăm nghìn Việt Nam đồng/Giấy chứng nhận).

Còn về phí dịch vụ sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị. Riêng chi phí đăng ký bản quyền phần mềm tại Luật Hoàng Phi đảm bảo có mức phí hợp lý nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tội tại: Phòng 301, Tòa nhà F4, P. Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 098 137 89 99.

Thời hạn bảo hộ đối với bản quyền phần mềm

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khác nhau đối với mỗi loại hình tác phẩm. Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009 và 2019, phần mềm được bảo hộ quyền tác giả theo loại hình chương trình máy tính. Theo đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm được xác định như sau:

Bảo hộ vô thời hạn đối với các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.)

Bảo hộ có thời hạn đối với quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền tài sản (bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm;  Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính).

Thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả qua đời. Trường hợp tác phẩm được sáng tạo bởi các đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm tác giả cuối cùng chết hoặc được coi là đã chết.

Việc pháp luật quy định về bảo hộ quyền tác giả năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế của tác giả đối với tác phẩm cho những người thừa kế của họ. Vì vậy, khi tác giả chết quyền tác giả cũng là loại di sản thừa kế và được chuyển dịch theo quy định của pháp luật thừa kế.

Lưu ý, thời hạn bảo hộ theo quy định nêu trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

5/5 - (25 bình chọn)