Chế độ tai nạn lao động mới nhất năm 2024

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 05/01/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 566 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động?

Trước khi đi sâu vào hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, TBT Việt Nam xin lưu ý Quý vị khái niệm tai nạn lao động.

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Tai nạn lao động gồm có:

Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định

– Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động- Theo điều 104, Luật bảo hiểm xã hội 2014; hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

+ Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Cách tính hưởng chế độ tai nạn lao động?

Căn cứ trên mức độ suy giảm khả năng lao động, đối với từng trường hợp khác nhau thì cách hưởng chế độ tai nạn lao động lại có những chính sách riêng, về cơ bản gồm có:

Trợ cấp một lần đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

Trợ cấp hằng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động?

– Mức trợ cấp một lần

Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

Ngoài mức trợ cấp trên còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

– Mức trợ cấp hàng tháng

Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

Ngoài ra hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Ngoài ra, người lao động có thể hưởng thêm các chế độ sau xét theo những điều kiện nhất định

– Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (tủy thuộc vào bộ phận bị tổn thương).

– Trợ cấp phục vụ (bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần).

Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo khoản 1 điều 52, Luật bảo hiểm xã hội 2014, “ Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.”

Chúng tôi xin thông tin thêm cho quý khách hàng quan tâm và cần tư vấn về chế độ tai nạn lao động theo hotline tổng đài tư vấn 1900 6560.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

5/5 - (5 bình chọn)