Chế Độ Hưu Trí Đối Với Người Đóng Bảo Hiểm Xã hội Tự Nguyện

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 16/08/2021 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 1321 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu tiên được quy định trong Luật BHXH năm 2006 và được triển khai thực hiện ở Việt Nam từ ngày 01/01/2008 đến nay. Đây là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức, trong đó người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Do tính ưu việt về mục đích của BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng, đó là bảo hiểm mức thu nhập khi NLĐ còn làm việc, khỏe mạnh để bảo đảm đời sống khi về già hoặc gặp phải rủi ro, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cộng đồng, nên BHXH tự nguyện là nội dung quan trọng được tiếp tục quy định trong Luật BHXH năm 2014. Theo đó, BHXH tự nguyện được thực hiện với hai chế độ hưu trí và tử tuất quy định tại chương IV, từ Điều 72 đến Điều 81.

– Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí?

Điều 72 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia BHXH tự nguyn NLĐ quy định tại khoản Điều 2 của Luật này”.

Theo quy định của Điều luật, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện được áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014. Theo khoản 4 Điều 2, đối tượng áp dụng chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Cụ thể là không thuộc các đối tượng: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; cán bộ, công chức, viên chức; công nhận quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; người đi làm việc ở nước ngoài theo  hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn.

Từ việc loại trừ trên, có thể thấy, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bao gồm NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn ngắn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (như: NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng), hoặc NLĐ làm việc theo hợp đồng khu vực sử dụng lao động nhỏ lẻ (như: lao động giúp việc gia đình) hoặc NLĐ đã nghỉ hưu, người tự tạo việc làm, xã viên hợp tác xã.

Ngoài các điều kiện về độ tuổi, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn phải có điều kiện về thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014. Vì nếu đủ các điều kiện trên, song không có thu nhập tháng theo quy định thì dù NLĐ có mong muốn cũng không thể tham gia BHXH tự nguyện.

Từ quy định về đối tượng áp dụng BHXH tự nguyện như trên, chúng ta cũng có thể hiểu NLĐ không thể cùng một thời gian mà vừa tham gia BHXH bắt buộc vừa tham gia BHXH tự nguyện. Tức là không song song đồng thời cùng tham gia hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, mà chỉ được tham gia nối tiếp nhau. Quy định như vậy là hợp lý, vì đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ, nhằm mục đích bảo đảm đời sống cho NLĐ khi hết khả năng lao động, bảo đảm ASXH của đất nước, chứ không nhằm mục đích kinh doanh hay làm giàu. Đây chính là điểm khác giữa BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng với bảo hiểm dân sự mang tính kinh doanh.

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo loại hình tự nguyện là điểm tiến bộ của Luật BHXH năm 2014. Đó là nhằm bảo đảm quyền được tham gia chế độ hưu trí của BHXH của những NLĐ không tham gia quan hệ lao động hoặc có tham gia quan hệ lao động nhưng đã được NSDLĐ trả tiền BHXH vào lương. Từ đó, bảo đảm quyền được hưởng các chế độ khi người tham gia hết khả năng lao động hoặc không có khả năng tham gia đóng phí BHXH tự nguyện. Điều đó không chỉ phù hợp với nguyện vọng của đông đảo NLĐ, nhất là những người tự tạo việc làm, không tham gia quan hệ lao động, mà còn thể hiện sự phù hợp với quy định của pháp luật các nước trên thế giới.

– Điều kiện hưởng lương hưu?

Điều 73 Luật BHXH năm 2014 quy định: 1. NLĐ ởng lương u khi đủ các điều kiện sau đây: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; b) Đ20 năm đóng BHXH trở lên2. Nđã đủ điều kiện vtuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm đhưởng lương hưu

Khác với BHXH bắt buộc, điều kiện hưởng lương hưu của BHXH tự nguyện chỉ áp dụng đối với hai trường hợp: 1) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên; 2) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm. Riêng trường hợp (2), do chưa đủ 20 năm đóng BHXH nên pháp luật tạo điều kiện cho NLĐ được đóng tiếp cho tới khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Việc đóng tiếp BHXH trong trường hợp này được hiểu là người tham gia tiếp tục đóng phí trên cơ sở lựa chọn về mức phí và phương thức đóng phí vào quỹ BHXH tự nguyện trên cơ sở quy định của pháp luật để hưởng lương hưu”.

Các điều kiện hưởng lương hưu của BHXH tự nguyện không phụ thuộc vào điều kiện lao động, tính chất công việc hoặc thể hiện sự ưu đãi với một số đối tượng như BHXH bắt buộc. Bởi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hầu hết không tham gia quan hệ lao động, hoặc có tham gia quan hệ lao động, nhưng do thời hạn HĐLĐ ngắn hạn (HĐLĐ dưới 01 tháng), hoặc làm việc ở đơn vị sử dụng lao động có quy mô lao động nhỏ lẻ (lao động giúp việc gia đình), hoặc NLĐ không hưởng tiền lương, tiền công (xã viên hợp tác xã)…

Vì thế, tuổi đời để hưởng lương hưu được quy định ở mức chung nhất, tương ứng với trường hợp NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi). Thời gian đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, cũng giống BHXH bắt buộc, là phải ở mức tối thiểu 20 năm. Việc quy định này nhằm mục đích cân đối tài chính trong quá trình đóng và hưởng BHXH, bảo đảm hợp lý giữa đóng góp và thụ hưởng của NLĐ.

Với thời gian đóng góp như vậy, mới đủ khoản tiền để quỹ BHXH chi trả hằng tháng, lâu dài cho người tham gia (cho đến khi qua đời). Như vậy, quy định này đã được tính toán dựa trên nhiều cơ sở khoa học về thời gian hưởng của đối tượng, sự an toàn về tài chính và khả năng chi trả của quỹ BHXH tự nguyện.

Mức lương hưu hàng tháng như thế nào?

Điều 74 Luật BHXH năm 2014 quy định: “1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này”. L Đây là quy định mới được sửa đổi trong Luật BHXH năm 2014 về cách tính lương hưu đối với người hưởng chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện. Cách tính này được xây dựng theo lộ trình cụ thể, nhìn chung theo tinh thần vừa bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, vừa chú trọng bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHXH tự nguyện. Bởi lẽ, theo tính toán của cơ quan BHXH, nếu theo cách tính trước đây thì quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất nói chung sẽ ngày càng thâm hụt do bội chi (vì tuổi đời của NLĐ ngày càng tăng cao, trong khi phí đóng không tăng). Cho nên, cũng như BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu đối với đối tượng hưởng chế độ hưu trí trong BHXH tự nguyện cũng thay đổi.

Theo Điều luật này, lộ trình tính lương hưu của BHXH tự nguyện giống với BHXH bắt buộc. Từ ngày Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành (01/01/2016) cho đến trước ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trước đây. Theo đó, mức lương hưu tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. Mức lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sở dĩ cách tính lương hưu được thực hiện khác nhau giữa lao động nam và lao động nữ là do lao động nữ nghỉ hưu sớm hơn (mất quyền lao động) so với nam là 05 năm.

Điểm khác biệt nhất so với trước đây là lộ trình tính lương hưu áp dụng từ ngày 01/01/2018 trở đi. Theo đó, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, cả lao động nam và lao động nữ không phân biệt về mức tính, đều được | tính thêm 2%; mức tối đa của lương hưu bằng 75%. Theo cách tính này, thì lao động nam phải có 35 năm đóng BHXH và lao động nữ có 30 năm đóng BHXH thì mới được hưởng mức lương hưu tối đa là 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH,

Với cách tính mức lương hưu khác nhau theo lộ trình và cách tính mức lương hưu khác nhau, hoặc giống nhau giữa lao động nam và nữ ở các giai đoạn thể hiện pháp luật BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng đã tính toán rất cụ thể, chi tiết về thời gian đóng, mức phí, chế độ hưởng… nhằm bảo đảm sự ổn định lâu dài cho quỹ BHXH, hướng đến mục đích tốt đẹp của ASXH trước sự biến động rất lớn về số lượng người hưởng, thời gian hưởng trong tương lai.

Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện thường xuyên, nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Theo đó, Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu như thế nào?

Điều 75 Luật BHXH năm 2014 quy định: “1. NLĐ có thời gian  đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm – đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH”. 

Trợ cấp một lần quy định trong Điều luật này là khoản tiền do quỹ BHXH tự nguyện trả cho NLĐ một lần khi nhận sổ hưu mà có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH khi nghỉ hưu. Quy định này bảo đảm sự công bằng giữa NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm đủ hưởng lương hưu tối đa với NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm dài hơn thời gian được hưởng mức lương hưu tối đa. Đồng thời bảo đảm nguyên tắc mức hưởng BHXH dựa trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật BHXH năm 2014.

Pháp luật không khống chế thời gian hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là hợp lý. Tuy nhiên, mức hưởng trợ cấp một lần chỉ bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH là quá thấp. Bởi, thứ nhất, không công bằng với mức chi trả BHXH một lần (bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH). Thứ hai, không bảo đảm nguyên tắc của BHXH. Mặc dù, khoản đóng bảo hiểm này nhằm chia sẻ cho quỹ BHXH, nhưng như vậy, vẫn phải bảo đảm tương đối nguyên tắc mức hưởng BHXH phải dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Vì thế, cần nâng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trong Điều luật này, theo đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 1,0 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

>>> Tham khảo : Mẫu thông báo thanh lý thai sải

5/5 - (5 bình chọn)