Cảnh sát cơ động là gì?

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 541 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin tới Quý độc giả về cảnh sát cơ động, từ đó, Quý độc giả trả lời được những câu hỏi như: Cảnh sát cơ động là gì? Tiêu chuẩn làm cảnh sát cơ động là gì? Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra những giấy tờ gì? Mời Quý vị theo dõi bài viết.

Cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác, thuộc Công an nhân dân theo quy định của pháp luật Theo Điều 3 Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13.

Ngoài việc chia sẻ thông tin giải đáp cảnh sát cơ động là gì? chúng tôi tiếp tục chia sẻ các thông tin về tiêu chuẩn đối với cảnh sát cơ động để Quý độc giả tham khảo.

Tiêu chuẩn làm Cảnh sát cơ động là gì?

a. Đối với nam công dân

Thứ nhất: Tiêu chuẩn về độ tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-BCA, tuyển cho các đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh vệ: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 22 tuổi. Những địa phương khó khăn về nguồn tuyển, không có khả năng bảo đảm đủ chỉ tiêu thì có thể tuyển chọn đến hết 25 tuổi.

Thứ hai: Tiêu chuẩn chung

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Có lý lịch rõ ràng;

– Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm;

– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân;

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

– Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

b. Đối với nữ công dân

Thứ nhất: Tiêu chuẩn về độ tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-BCA, tuyển cho các đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh vệ: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 22 tuổi. Những địa phương khó khăn về nguồn tuyển, không có khả năng bảo đảm đủ chỉ tiêu thì có thể tuyển chọn đến hết 25 tuổi.

Cùng với đó khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BCA cũng quy định: Công dân nữ có trình độ trung cấp y, nếu tự nguyện và Công an đơn vị, địa phương có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Thứ hai: Tiêu chuẩn chung

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Có lý lịch rõ ràng;

– Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm;

– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân;

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở;

– Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra những giấy tờ gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13, Cảnh sát cơ động có quyền: “ Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật”.

Quy định trên đã được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 58/2015/TT-BCA, cụ thể:

Tại Điều 8 quy định quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát:

– Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

– Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.

– Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

– Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

– Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Điều 15 quy định việc kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu được tiến hành trong các trường hợp sau:

– Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự;

– Khi có căn cứ để cho rằng trong người, phương tiện có cất giấu đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó bị tẩu tán, tiêu hủy;

– Khi phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị truy tìm.

Như vậy, Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và trong trường hợp có căn cứ vi phạm pháp luật.

Bài viết cảnh sát cơ động là gì? đã phần nào giải đáp những thắc mắc Quý độc giả quan tâm. Trường hợp còn thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết, Quý độc giả vui lòng liên hệ 1900 6560 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (5 bình chọn)