Cải cách hành chính

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 334 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Những nội dung về đổi mới tố chức của bộ máy hành chính giúp nâng cao khả năng hoạt động của bộ máy hành chính để giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn. Sau đây, Công ty Luật TBT Việt Nam là một đơn vị uy tín và có kinh nghiệm lâu năm, sẽ giúp khách hàng năm bắt được những thông tin về vấn đề cải cách hành chính.

Cải cách hành chính là gì?

Cải cách hành chính là quá trình thay đổi, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước hướng tới xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, tổ chức hợp lý, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hoạt động liên tục có ký cương trong khuôn khổ Hiến pháp pháp luật, một bộ máy hành chính nhà nước hướng vào sự phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, đảm bảo công bằng văn minh với mỗi người dân ở mọi vùng đất nước.

Tại sao phải cải cách hành chính?

Quản lý nhà nước đối với kinh tế là để cho nền kinh tế phát triển ổn định, theo đúng định hướng, khắc phục và giảm thiểu những nhược điểm của cơ chế thị trường. Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới đòi hỏi Nhà nước, mà trực tiếp là nền hành chính phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực pháp lý theo cơ chế mới để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính Nền hành chính nhà nước ở nước ta trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng nhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao

Quá trình toàn thế giới trở nên gần nhau hơn, quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vào nhau cũng nhiều hơn. Các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới ở tầm quốc tế. Hội nhập quốc tế là một đòi hỏi đối với các quốc gia để có thể tận dụng được cơ hội, đồng thời hạn chế những thách thức trong toàn cầu hoá để có thể phát triển.

Bộ máy hành chính của các quốc gia phải vận động nhanh nhạy hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập và phân công lao động mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi thể chế hành chính và đội ngũ cán bộ phải thích ứng với pháp luật và thông lệ quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Sự phát triển của khoa học-công nghệ những ảnh hưởng của cách mạng kỹ thuật – công nghệ có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hôi, trong đó có hoạt động quản lý. Những biến đổi này đặt ra trước nền hành chính truyền thống những thách thức mới. Điều đó đòi hỏi phải cải cách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lí nhân sự để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới.

Nội dung cải cách thủ tục hành chính?

Nội dung của cải cách hành chính cần được xây dựng theo phương hướng, đướng lối cụ thể và hiệu quả. Đảm bảo sự minh bạch trong quá trình cải cách thủ tục hành chính. Nội dung của cải cách hành chính bao gồm những vấn đề sau đây:

Cơ chế một cửa và một cửa liên thông

Kiểm soát thủ tục hành chính

Đánh giá tác động thủ tục hành chính

Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị

Ý nghĩa của cải cách hành chính

Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển.

Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,…

Cải cách thủ tục hành chính cũng nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, cải cách hành chính cũng hướng đến việc đảm bảo tính chất dân chủ, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền con người trong quá trình thực hiện các yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính với nhân dân.

Hướng tới việc nâng cao chức năng phục vụ của đội ngũ cơ quan hành chính nhà nước theo chỉ thị của Thủ tướng chính phú.

5/5 - (5 bình chọn)