Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Theo quy định của pháp luật hiện hành khi tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thì cần đáp ứng việc đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh? Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định.
Đăng ký kinh doanh là một trong những bước quan trọng đem lại rất nhiều cơ hội giúp bạn có được ảnh hưởng trong kinh doanh. Để giành chiến thắng trước các đối thủ của bạn và tạo dựng danh tiếng trong ngành thì việc đăng ký kinh doanh là một bước đi quan trọng cần phải thực hiện.
Tùy thuộc vào mục đích hoạt động, quy mô, lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động…mà các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn loại hình phù hợp. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh.
Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những số ưu, nhược điểm nhất định tuy nhiên khi thành lập một trong hai loại hình này đều có tư cách hợp pháp để tiến hành hoạt động kinh doanh đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Đăng ký kinh doanh là thủ tục cần phải thực hiện để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh? gồm những trường hợp nào?
Tại sao phải đăng ký kinh doanh?
Đăng ký kinh doanh là thủ tục cần phải thực hiện để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp. Nên thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh bởi vì:
– Sau khi đăng ký kinh doanh thì tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo luật kinh doanh. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào của tổ chứ, doanh nghiệp đều được hợp pháp hóa công khai và minh bạch.
– Việc thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh và hoạt động hợp pháp là bằng chứng về sự chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Đối với bất kỳ các hoạt động thương mại nào của doanh nghiệp nếu có sự vi phạm phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng. Từ đó sẽ tạo được lòng tin của khách hàng về thông tin đã đăng ký kinh doanh.
– Các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh đều có Mã số doanh nghiệp hay còn gọi là số đăng ký kinh doanh. Điều này đảm bảo tính hợp pháp của pháp nhân kinh doanh với tư cách là một hoạt động hợp pháp và có thuế.
Trường hợp nào phải đăng ký kinh doanh?
Trước khi tìm hiểu về Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh? cần nắm được các trường hợp phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Từ quy định trên thấy được rằng đăng ký kinh doanh là việc làm bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khi kinh doanh.
Theo đó các chủ thể trên bắt buộc phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh trừ các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2007/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Từ quy định trên thấy được rằng những cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thuộc một trong các đối tượng như trên thì không cần phải đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 79. Hộ kinh doanh
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy cá nhân không phải đăng ký kinh doanh nếu thuộc các trường hợp theo quy định như đã nêu ở trên tuy nhiên những đối tượng này cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về an ninh trật tư, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tuân thủ quy hoạch cua địa phưng,…khi tiến hành kinh doanh tại một địa điểm nào đó.
Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các đối tượng thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nếu không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ- CP quy định như sau:
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Như vậy đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký sẽ bị phạt tiền tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung bài viết của TBT Viet Nam về Các trường hợp khôngphải đăng ký kinh doanh? Mọi vấn đề cần tư vấn hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 0981.378.999.

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 26/07/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 26/07/2023

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 26/07/2023

Trường hợp nào bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Cập nhật: 26/07/2023

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 26/07/2023

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 26/07/2023

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 26/07/2023

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 26/07/2023

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục Thành lập công ty thiết kế nội thất
Cập nhật: 26/07/2023

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 26/07/2023

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 26/07/2023

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 26/07/2023

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 26/07/2023

Những lưu ý về Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2023
Cập nhật: 26/07/2023

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 26/07/2023

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 26/07/2023

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 26/07/2023

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Cập nhật: 26/07/2023

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 26/07/2023

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 26/07/2023

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 26/07/2023

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 26/07/2023

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 26/07/2023

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2023 gồm những gì?
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 26/07/2023

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 26/07/2023

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 26/07/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 26/07/2023

Mã ngành nghề kinh doanh cho thuê nhà
Cập nhật: 26/07/2023