Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?
Mục lục
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có nghĩa vụ phải nộp thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ khác nhau thì phải chịu các loại thuế khác nhau và mức độ nộp thuế cũng khác nhau. Vậy, “Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp” là những loại thuế nào, để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật TBT Việt Nam xin cung cấp những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây:
Thuế doanh nghiệp là gì?
Thuế doanh nghiệp là tổng hợp các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp hằng năm dựa trên những nghĩa vụ cụ thể của từng doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, mỗi một doanh nghiệp đều dựa trên những lĩnh vực hoạt động sản xuất, doanh thu, lợi nhuận,… của mình cũng như quy định của pháp luật để xác định các loại thuế mà doanh nghiệp mình phải nộp.
Các loại thuế và mức độ tính thuế phải nộp của mỗi doanh nghiệp là khác nhau vì dựa trên hoat động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định pháp luật hiện nay như sau:
– Lệ phí môn bài: Là loại lệ phí được thu dựa trên số tổng vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ kinh doanh).
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
– Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế doanh nghiệp phải nộp tính trên gía trị tăng thêm của hàng hóa, dich vụ phát sinh trong qúa trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
– Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Là thuế doanh nghiệp phải nộp nếu thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thuế tài nguyên: Là loại thuế gián thu đánh vào hoạt động khai thác tài nguyên thuộc tài sản quốc gia của doanh nghiệp khai thác nhằm khuyến khích việc kthác, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế doanh nghiệp có thể phải nộp khi tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ mang tính chất đặc biệt (mang tính chất xa xỉ, không thiết yếu với đời sống, nhà nước không khuyến khích tiêu dùng).
– Và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
Mức thuế tương ứng với các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?
Có rất nhiều loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin cung cấp mức thuế của 2 loại thuế mà doanh nghiệp nào cũng cần phải nộp là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
– Công thức: Thuế phải nộp = (thu nhập chịu thuế – thu nhập miễn thuế – lỗ kết chuyển) x thuế suất
– Trong đó:
+ Thuế suất: phổ biến là 25%
+ TN chịu thuế = thu nhập từ kinh doanh + thu nhập khác
+ Thu nhập từ kinh doanh = doanh thu – chi phí được khấu trừ
(doanh thu = gía trị nhận được từ hoạt động kinh doanh; Chi phí được khấu trừ là chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh)
+ Thu nhập khác: thu nhập không từ hoạt động kinh doanh
+ Chuyển lỗ: Lỗ = kết qủa âm khi xác định thu nhập chịu thuế. Bản chất là chi phí chưa dược khấu trừ hết. Doanh nghiệp có lỗ đc chuyển lỗ sang năm sau để khấu trừ (không được quá 5 năm và không giới hạn số lỗ)
Đối với thuế giá trị gia tăng
– Công thức: Thuế phải nộp = Giá tính thuế x thuế suất
+ Thuế suất: 0%, 5%, 10%
+ Giá tính thuế được tính bằng hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra: giá tính thuế = giá bán chưa có thuế vat
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế = giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có VAT)
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu: giá tính thuế = giá tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biêt (nếu có)
– Phương pháp khấu trừ thuế: VAT=VAT đầu ra – VAT đầu vào
Trong đó:
+ VAT đầu vào = giá mua vào chưa có thuế x thuế suất
+ VAT đầu ra = giá bán ra chưa có thuế x thuế suất
(Phương pháp này áp dụng với đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện đầy đủ chế độ kết toán, hóa đơn, chứng từ và điều kiện nộp thuế)
– Phương pháp tính trực tiếp: VAT = (giá thanh toán bán – giá thanh toán mua) x thuế suất
Trong đó: giá thanh toán là giá đã bao gồm cả VAT
Phương pháp này được áp dụng với các trường hợp còn lại (Ví dụ như kinh doanh vàng thì buộc phải tính trực tiếp)
Thời hạn nộp các loại thuế của doanh nghiệp
Thời hạn để nộp Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, dựa vào các loại thuế đi vào phân tích của chúng tôi ở trên như sau:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo Tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo Năm tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên tính theo năm năm dương lịch.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo Quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
– Đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế theo lần, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ khi phát sịnh nghĩa vụ thuế.
>>>>>> Tham khảo thêm: Các loại thuế phải đóng sau khi thành lập công ty

Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Cập nhật: 11/12/2021

Giấy phép thành lập công ty như thế nào?
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu?
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 11/12/2021

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 11/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Quảng Ngãi
Cập nhật: 11/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Hưng Yên
Cập nhật: 11/12/2021

Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cập nhật: 11/12/2021

Hướng dẫn đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
Cập nhật: 11/12/2021

Mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi BHXH
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Cập nhật: 11/12/2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai
Cập nhật: 11/12/2021

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập công ty cần những gì?
Cập nhật: 11/12/2021

Thành lập công ty xây dựng cần những gì?
Cập nhật: 11/12/2021

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH hai thành viên
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 11/12/2021

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh ở Hà Nội
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi cổ đông có phải thay đổi đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 11/12/2021

Cơ quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cập nhật: 11/12/2021

Hướng dẫn đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng mới nhất
Cập nhật: 11/12/2021

Sản phẩm nào khi đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị cấm?
Cập nhật: 11/12/2021

Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Cập nhật: 11/12/2021

Sửa đổi hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có phải mất chi phí không?
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại quận Tây Hồ
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh mất bao lâu?
Cập nhật: 11/12/2021

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 11/12/2021

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất năm 2022
Cập nhật: 11/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội mới nhất năm 2022
Cập nhật: 11/12/2021

Hướng dẫn nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng 2022
Cập nhật: 11/12/2021