Các bước thành lập chi nhánh công ty
Mục lục
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường của mình, các công ty thường có nhu cầu thành lập chi nhánh như là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp thực hiện một hoặc nhiều chức năng của công ty. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng nắm được Các bước thành lập chi nhánh công ty.
Vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến Các bước thành lập chi nhánh công ty.
Chi nhánh có chức năng gì?
Khoản 1 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
“ Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy, có thể thấy Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc công ty, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh, thu hút thêm khách hàng cho công ty ở những địa phương khác. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh có thể thực hiện một hoặc nhiều chức năng của công ty, trong có có chức năng đại diện theo ủy quyền của công ty. Và những ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề của công ty.
Pháp luật cho phép công ty đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Tuy nhiên, khi thành lập chi nhánh, công ty gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt chi nhánh.
Ví dụ: Công ty ABC ở Huế, họ có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó Công ty ABC gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thành lập chi nhánh.
Quyền thành lập chi nhánh khác tỉnh của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“ Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.”
Cùng với đó, theo quy định tại điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định Doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp được quyền thành lập chi nhánh nói riêng và quyền thành lập chi nhánh khác tỉnh nói chung, doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh khác tỉnh tùy vào nhu cầu hoặt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo về việc thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Công ty nên lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập của chi nhánh phù hợp với nhu cầu hoạt động của Công ty khi thực hiện thủ tục thành lập.Có thể hiểu hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính, bao gồm cả nghĩa vụ thuế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về công ty để công ty kê khai và quyết toán thuế.
Về ngành nghề kinh doanh: ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của công ty. Trong trường hợp chi nhánh có nhu cầu thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác với ngành nghề của công ty thì công ty nên thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Đối với những công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, thì nên lựa chọn là hoạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở địa phương nào thì địa phương đó quản lý nên khi thành lập chi nhánh khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hoạch toán độc lập để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
Các bước thành lập chi nhánh công ty
Bước 1: Tìm hiểu các quy định pháp luật về thành lập chi nhánh công ty
Trong bước này, công ty cần xác định nhu cầu của mình về việc thành lập chi nhánh và xác định địa phương mà mình muốn mở chi nhánh. Tìm hiểu các quy định pháp luật về thành lập chi nhánh.
Bước 2: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh
Công ty cần chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc soạn thảo hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, sau đó sẽ soạn thảo hồ sơ và ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký
Hồ sơ thành lập chi nhánh sau khi hoàn thành sẽ được tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động. Sau khi hồ sơ được nộp, sẽ theo dõi tiến trình xử lý
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận thành lập chi nhánh công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh, công ty sẽ cử đại diện cho khách hàng tiến hành nhận giấy chứng nhận nêu trên.
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ thông báo về việc thành lập chi nhánh với cơ quan quản lý Thuế
Công ty sẽ cử đại diện nộp thông báo thành lập chi nhánh tới cơ quan thuế để đăng ký hạch toán thuế cũng như các vấn đề liên quan đến thuế cho chi nhánh.
Trên đây là 05 bước cơ bản cho việc thành lập chi nhánh công ty, quý vị có thể tham khảo để thực hiện việc thành lập chi nhánh một cách thuận tiện nhất.
Trong trường hợp công ty không thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh thì có thể sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh của các bên cung cấp dịch vụ này để đảm bảo nhu cầu và tiến độ sản xuất kinh doanh của mình.
Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Các bước thành lập chi nhánh công ty Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Các bước thành lập chi nhánh công ty bạn đọc vui lòng liên hệ để được Chúng tôi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!

Đăng ký nhãn hiệu tại Hải Dương
Cập nhật: 10/12/2021

Giấy phép thành lập công ty như thế nào?
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu?
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh
Cập nhật: 10/12/2021

Mẫu thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
Cập nhật: 10/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Quảng Ngãi
Cập nhật: 10/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại Hưng Yên
Cập nhật: 10/12/2021

Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu?
Cập nhật: 10/12/2021

Hướng dẫn đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
Cập nhật: 10/12/2021

Mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi BHXH
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập công ty cổ phần cần những gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai
Cập nhật: 10/12/2021

Chi phí thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập công ty cần những gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Thành lập công ty xây dựng cần những gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH hai thành viên
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên
Cập nhật: 10/12/2021

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh ở Hà Nội
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi cổ đông có phải thay đổi đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 10/12/2021

Cơ quan đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Cập nhật: 10/12/2021

Hướng dẫn đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng mới nhất
Cập nhật: 10/12/2021

Sản phẩm nào khi đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp bị cấm?
Cập nhật: 10/12/2021

Lưu ý khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
Cập nhật: 10/12/2021

Sửa đổi hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có phải mất chi phí không?
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại quận Thanh Xuân
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại quận Tây Hồ
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh mất bao lâu?
Cập nhật: 10/12/2021

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 10/12/2021

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất năm 2022
Cập nhật: 10/12/2021

Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội mới nhất năm 2022
Cập nhật: 10/12/2021

Hướng dẫn nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng 2022
Cập nhật: 10/12/2021