Bồi hoàn là gì?

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 13/08/2021 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 541 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong cuộc sống hiện nay, ở rất nhiều lĩnh vực chúng ta thấy xuất hiện thuật ngữ “bồi hoàn”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này mà thường nhầm lẫn, đồng nhất khái niệm này với khái niệm “ bồi thường thiệt hại”. Vậy bồi hoàn là gì? Bồi hoàn có khác gì so với bồi thường thiệt hại không? Đề nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu ra hơn về thuật ngữ này, TBT Việt Nam xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Bồi hoàn là gì?

Bồi hoàn là một hình thức trách nhiệm mà một người có nghĩa vụ hoàn lại cho người đã bồi thường thiệt hại thay cho mình trong trách nhiệm liên đới theo Từ điển Luật học.

Người được hoàn lại đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do người đó và người có nghĩa vụ hoàn lại cùng gây ra. Sau khi thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người được hoàn lại có quyền yêu cầu người có trách nhiệm liên đới hoàn lại phần trách nhiệm của họ cho mình.

Để có thêm thông tin về bồi hoàn là gì? Quý vị hãy tiếp tục theo dõi nội dung tiếp theo trong bài viết này của chúng tôi.

Bồi hoàn có khác gì so với bồi thường thiệt hại không?

Thuật ngữ “bồi thường thiệt hại” xuất hiện rất nhiều trong các văn bản pháp lí hiện hành. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 360, Điều 363 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và Chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường,… Do đó, trên cơ sở tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lí, cũng như trên cơ sở thực tiễn có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.

Qua trên có thể thấy, về bản chất thì bồi hoàn và bồi thường không đồng nhất với nhau. Vì đây là trách nhiệm của các chủ thể khác nhau. Trong quan hệ dân sự, khi có thiệt hại phát sinh tất yếu sẽ dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường này sẽ trở nên đơn giản nếu chỉ có sự xuất hiện của ít chủ thể tham gia quan hệ dân sự đó (ví dụ chỉ một người bị thiệt hại và một người gây ra thiệt hại).

Tuy nhiên, trên thực tế, khi một thiệt hại phát sinh trong quan hệ dân sự thường có sự xuất hiện của rất nhiều chủ thể do đó dẫn đến trách nhiệm liên đới của những chủ thể có liên quan đó. Lúc này sẽ dẫn đến quan hệ bồi hoàn giữa những chủ thể có trách nhiệm liên đới khi một người đứng ra thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại thay cho tất cả những chủ thể có trách nhiệm liên đới đó. Như vậy, có thể hiểu, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại, còn trách nhiệm bồi hoàn là trách nhiệm của người gây ra thiệt hại với người đã thực hiện thay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình.

Có thể hiểu rõ hơn thuật ngữ bồi hoàn thông qua Ví dụ sau:

Anh H là nhân viên lái xe của công ty A gây tai nạn cho ông B trong quá trình chở hàng cho công ty, khiến ông B bị gẫy chân, thì người bồi thường thiệt hại đối với thương tích của ông B là công ty A, và anh H phải bồi hoàn số tiền bồi thường thiệt hại mà công ty A đã trả cho ông B trong trường hợp có phần lỗi trong việc gây ra tai nạn dẫn đến cái chết của ông B. (căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự 2015: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”)

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Bồi hoàn là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý độc giả có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6560 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn!

>>>Tham khảo : Biên bản thanh lý hợp đồng

>>>Tham khảo: Mẫu giấy ủy quyền

>>>Tham khảo: Mẫu thông báo

5/5 - (5 bình chọn)