Bệnh dài ngày hưởng bảo hiểm xã hội năm 2023 như thế nào?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 03/01/2023 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 1020 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Khi người lao động trong quá trình làm việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bị ốm đau mà bệnh đó thuộc danh mục bệnh dài ngày cần điều trị thì sẽ được hưởng các quyền lợi của bảo hiểm xã hội như thời gian nghỉ để điều trị, mức hỗ trợ của bảo hiểm,…

Vậy quy định cụ thể của pháp luật về chế độ này như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

Nghỉ ốm dài ngày là bao nhiêu lâu?

Để xác định ốm đau dài ngày là nghỉ bao nhiêu lâu, trước hết cần xác định bệnh đó có thuộc trường hợp phải nghỉ ốm đau dài ngày hay không?

Căn cứ theo điều 1 Thông tư 46/2016/TT-BYT ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, quy định:

– Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư này;

– Danh mục bệnh cần được chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện các chế độ, các quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Đồng thời căn cứ theo khoản 2, điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, quy định:

Người lao động được nghỉ tối đa là 180 ngày bao gồm tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần theo quy định;

Khi hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau theo quy định này mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau tuy nhiên với mức thấp hơn và thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Như vậy, để xác định nghỉ ốm đau dài ngày bao lâu cần xác định người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm đau được xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền và bệnh đó được xác định nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo Thông tư trên.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất

Danh mục bệnh dài ngày được hưởng BHXH mới nhất

Danh mục bệnh dài ngày được hưởng BHXH mới nhất hiện nay được quy định cụ thể, rõ ràng tại Thông tư 46/2016/TT-BYT Ban hành danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Danh sách này là cơ sở để thực hiện các chế độ, quyền lợi được phép hưởng đối với người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, bao gồm có tất cả 332 bệnh theo danh mục được phép là bệnh cần điều trị dài ngày, đồng thời được quy định kèm theo mã bệnh.

Quý độc giả có thể xem toàn bộ danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày quy định ban hành kèm theo Thông tư này để nắm rõ hơn.

Bệnh dài ngày hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Người lao động khi bị ốm đau được xác định là nghỉ việc điều trị bệnh dài ngày và được hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

Về thời gian nghỉ theo quy định:

– Người lao động nghỉ tối đa là 180 ngày bao gồm tính cả ngày nghỉ, lễ Tết, các ngày nghỉ hàng tuần. Trường hợp người lao động đã nghỉ hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

– Sau đó nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Về mức hưởng BHXH:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh điều trị dài ngày = tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi NLD nghỉ việc x tỷ lệ hưởng ốm đau (%) x số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.

Theo đó:

– Trong thời gian nghỉ 180 ngày đầu với mức hưởng chế độ bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm đau;

– Sau đó, những ngày sau được tính theo công thức:

+ tỷ lệ hưởng 50% nếu có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm;

+ tỷ lệ hưởng 55% nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ tỷ lệ hưởng 65% nếu tham gia BHXH trên 30 năm.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày cần những giấy tờ sau:

– Giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao);

– Mẫu 01B-HS;

– Mấu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian điều trị ngoại trú;

– Hồ sơ bệnh án (có photo công chứng)

Đơn vị tiến hành lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày mà người lao động quay trở lại làm việc.

Nghỉ ốm dài ngày có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 7 của nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau mà thời gian từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải tham gia đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi của BHYT.

Đồng thời, căn cứ theo quy định khoản 5, điều 42 quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định: Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng vẫn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu người lao động thuộc trường hợp nghỉ ốm đau dài ngày điều trị bệnh từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, doanh nghiệp không phải tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTNLD, BNN cho người lao động đó.

>>> Tham khảo: Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất

5/5 - (1 bình chọn)