Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 21/11/2021 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 306 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng chính là tham gia bảo hiểm xã hội. Đây cũng là một trong những quyền và nghĩa vụ quan trọng của người lao động. Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này cần được giải đáp.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 3 – Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:

“ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Phân loại bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội bao gồm 03 loại chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bổ sung và hưu trí bổ dung:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

+ Ốm đau.

+ Thai sản.

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Hưu trí.

+ Tử thất.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

+ Hưu trí.

+ Tư tuất.

– Bảo hiểm hưu trí:

Là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Chức năng của bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 89/2020/ND-CP, ngày 04/08/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội, cụ thể:

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Pháp luật hiện nay không có quy định về tuổi hết đóng bảo hiểm xã hội. Phụ thuộc vào đối tượng cụ thể mà việc tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc hay tự nguyện.

Thứ nhất: Về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiện nay, nhìn chung người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo khoản 1 Điều 3 và Điều 143 Bộ luật lao động năm 2019 thì:

1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Điều 143. Lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Như vậy, người lao động có thể là người từ đủ 15 tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn theo quy định pháp luật. Những người này giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 169 – Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

– Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Ngoài tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể tiếp tục làm việc và giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, họ được gọi là lao động cao tuổi. Theo đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội với họ với tư cách là người lao động vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thứ hai: Về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ quy định tại khoản 4 – Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 9 – Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định những thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Do đó, nếu bạn là lao động tự do, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Quý bạn đọc nên tham gia ngay bảo hiểm xã hội tự nguyện liên tục cho đến khi đủ 10 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được đóng tiếp một lần cho 10 năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

Như vậy, Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến bảo hiểm xã hội. Chúng tôi mong rằng một số nội dung tỏng bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

5/5 - (4 bình chọn)