Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

  • Tác giả: Cẩm Tú |
  • Cập nhật: 16/08/2021 |
  • Tư vấn bảo hiểm xã hội |
  • 486 Lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể nói rằng, bảo hiểm xã hội giữ vai trò to lớn trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Nhằm góp phần bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động giúp họ ổn định cuộc sống, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro.

Các quyền lợi của bảo hiểm xã hội không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và mức sống chung toàn xã hội để bảo vệ người lao động một cách tốt nhất.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Nghĩa là việc tham gia BHXH bắt buộc không phụ thuộc vào ý chí của người tham gia mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều các chế độ của bảo hiểm như: chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất nhằm giúp người lao động chi trả một phần chi phí giảm bớt khó khăn. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định thuộc các trường hợp sau đây:

Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

+ Người lao động làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được kí kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

>> Xem thêm: Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất

Quỹ bảo hiểm xã hội là gì?

Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ độc lập tài chính với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, mức đóng BHXH tự nguyện của người tham gia BHXH tự nguyện, tiền sinh lời từ quỹ đầu tư, tiền hỗ trợ của nhà nước và các nguồn thu nhập hợp pháp khác.

Quy định của pháp luật về bảo hiểm hiện hành, các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội được bao gồm: Quỹ ốm đau, thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.

Việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội cũng được quy định rõ ràng tại Luật bảo hiểm xã hội, như:

+ Trả các chế độ BHXH cho người lao động (bao gồm cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện);

+ Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng đang hưởng lương hưu hàng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hoặc nghỉ việc để hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau thuộc danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành;

+ Các chi phí quản lý bảo hiểm xã hội;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội;

+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ cho hoạt động quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và các hình thức đầu tư quỹ.

>> Tham khảo: Tất tần tật thông tin mới nhất về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người dân khi mà cuộc sống ngày càng phát triển thì sức khỏe luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Như chúng ta đều biết, bảo hiểm y tế là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính thông qua việc đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước vào quỹ bảo hiểm xã hội nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, không vì mục đích lợi nhuận, hỗ trợ khi người dân chẳng may đau ốm, tai nạn,…Bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, chi phí xét nghiệm và chăm sóc cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh theo đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ghi trên thẻ.

Như vậy, có thể thấy bảo hiểm y tế vừa là công cụ góp phần hỗ trợ người dân trong việc chăm sóc sức khỏe và là một chính sách xã hội rất quan trọng.

Vậy bảo hiểm y tế có mối quan hệ như thế nào với bảo hiểm xã hội? Cùng nhìn nhận mối quan hệ đó dưới đây:

+ Bảo hiểm y tế là một bộ phận của bảo hiểm xã hội. Khi người lao động không may ốm đau, tai nạn,…nghĩa là sức khỏe của họ không thể tiếp tục lao động, thì họ được trợ cấp bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này là trợ cấp bảo hiểm y tế. Giúp người lao động khi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được giảm bớt phần nào chi phí điều trị trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

+ Xét trên phương diện cấu trúc hệ thống. Bảo hiểm y tế mặc dù đã được quy định riêng trong Luật bảo hiểm y tế, tuy nhiên bảo hiểm y tế vẫn phải hoạt động theo cơ chế chung, trong khuôn khổ của hệ thống bảo hiểm xã hội quốc gia.

+ Bảo hiểm y tế thực hiện theo cơ chế đóng – hưởng như cơ chế của bảo hiểm xã hội. Được hiểu là nếu như người lao động muốn được hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải có đóng bảo hiểm.

+ Mang một ý nghĩa xã hội to lớn. Mục đích cuối cùng của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là đảm bảo cho người lao động trước những rủi ro không mong muốn về sức khỏe được có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Thực hiện tốt bảo hiểm y tế cũng đồng thời góp phần vào hiệu quả của bảo hiểm xã hội, hướng tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Như vậy, mối quan hệ giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là mối quan hệ biện chứng và mang tính độc lập tương đối. Trong quá trình thực hiện có sự kết hợp giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan y tế, nhằm thực hiện tốt chức năng an sinh xã hội của mình.

>> Tham khảo: Hồ sơ làm bảo hiểm xã hội cần những gì?

5/5 - (1 bình chọn)