Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính?
Báo cáo tài chính luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm bởi các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp, đội ngũ kế toán, … Để tìm hiểu vấn đề này, trong bài viết báo cáo tài chính là gì, chúng tôi chú trọng vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp, cụ thể là: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền.
Theo quy định tại Điều 98 Thông tư số 200/2014-TT/BTC, báo cáo tài chính được lập theo kỳ, cụ thể có:
Kỳ lập báo cáo tài chính năm
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và báo cáo tài chính bán niên.
Kỳ lập Báo cáo tài chính khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
Ngoài việc giải thích báo cáo tài chính là gì, TBT Việt Nam xin lưu ý những nội dung có liên quan, mong Quý vị tiếp tục theo dõi.
Ý nghĩa của báo cáo tài chính?
Thứ nhất: Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Thứ hai: Báo cáo tài chính phản ánhđầy đủ, khách quan, đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện mà doanh nghiệp tham gia. Từ đó giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh, nguồn vốn, lợi nhuận thu được của doanh nghiệp có hợp pháp không.
Đồng thời, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng việc gây dựng uy tín, lòng tin đối với đối tác và khách hàng trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba: Báo cáo tài chính là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng trong việc yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bởi, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 28 Luật phá sản 2014, khi có yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với một doanh nghiệp thì người có yêu cầu phải cần có đơn kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất.
Trường hợp doanh nghiệp được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động.
Hơn nữa, theo quy định tại điểm khoản 1 Điều Luật phá sản 2014, thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Vì vậy, để đánh giá một doanh nghiệp có mất khả năng thanh toán hay không phải dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là báo cáo tài chính quý bởi nội dung báo cáo tài chính quý của doanh nghiệp đã gói gọn các thông tin xoay quanh nguồn tài chính (tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; các luồng tiền) của doanh nghiệp trong 03 tháng.
Từ những phân tích trên, có thể thấy báo cáo tài chính là minh chứng khách quan nhất để kết luận doanh nghiệp có thỏa mãn một trong các điều kiện để bị coi là phá sản, đó là mất khả năng thanh toán.
Đối tượng phải nộp báo cáo tài chính
Đối tượng phải nộp báo cáo tài chính là đơn vị kế toán thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình doanh nghiệp khác doanh nghiệp khác (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên).
Ngoài ra, đối tượng phải nộp báo tài chính còn là các đơn vị kế toán thuộc hợp tác xã theo quy định của Thông tư số 24/2017-TT/BTC; các tổ chức tài chính vi mô theo quy định của Thông tư số 05/2019-TT/BTC; các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức theo quy định của Thông tư số 33/2018-TT/BTC.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính?
Theo Điều 109 Thông tư số 200/2014-TT/BTC, thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
1/ Đối với doanh nghiệp nhà nước:
– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2/ Đối với các loại doanh nghiệp khác
Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Ngoài những thắc mắc như: báo cáo tài chính là gì, TBT luôn sẵn sàng hỗ trợ pháp luật cho Quý vị. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6560. Trân trọng!

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 16/12/2021

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 16/12/2021

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 16/12/2021

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 16/12/2021

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 16/12/2021

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 16/12/2021

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 16/12/2021

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 16/12/2021

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 16/12/2021

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 16/12/2021

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 16/12/2021

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 16/12/2021