Ai có quyền đăng ký sáng chế?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 08/05/2023 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 422 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, con người được tiếp xúc nhiều hơn cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc sáng tạo ra những sáng chế nhằm giúp tăng năng suất, hiệu quả công việc ngày càng trở nên phổ biến.

Sáng chế ngày càng hiều đồng nghĩa rằng nhu cầu bảo hộ về sáng chế sẽ ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những quy định của pháp luật về đăng ký sáng chế, đặc biệt là Ai có quyền đăng ký sáng chế? Để trả lời cho câu hỏi này, bài viết dưới đây xin cung cấp them cho bạn đọc những kiến thức  vfa quy định của pháp luật về quyền đăng ký sáng chế.

Quy định Luật sở hữu trí tuệ quyền đăng ký sáng chế như thế nào?

Khái niệm về quyền đăng ký sáng chế được quy định cụ thể, chi tiết tại Luật sở hữu trí tuệ.

Theo khoản 12, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành định nghĩa về sáng chế như sau:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

Từ định nghĩa trên có thuể suy ra đăng ký sáng chế chính là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thỉ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (Cục sở hữu trí tuệ) đối với những sáng chế mà họ đã sáng tạo ra để sáng chế đó được bảo hộ bởi nhà nước, tránh trường hợp chủ thế khác ăn cắp hoặc nhái lại sản phẩm tương tự như sáng chế ban đầu.

Điều kiện để một sáng chế được bảo hộ theo quy định của pháp luật đó là:

– Sáng chế phải có tính mới: Tính mới của sáng chế được thể hiện rằng sáng chế đó chưa được bộc lộ công khai dưới mọi hình thức ở quy mô trong và ngoài nước trước khi sáng chế đó được đăng ký

– Có tính sáng tạo: Sáng chế được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu như sáng chế đó có thể dung chế tạo, sản xuất ra sản phẩm vật chất phục vụ mục đích công nghiệp, đời sống.

Thời hạn bảo hộ sáng chế

Theo điều 93, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về thời hạn bảo hộ sáng chế như sau:

“ 1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:

a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp”.

Cá nhân có quyền đăng ký sáng chế hay không?

Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền đăng ký sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật

Điều kiện để một chủ thể có thể đăng ký sáng chế bao gồm:

– Sáng chế đó được tạo ra bằng chính công sức cũng như chi phí của người sáng chế, không ăn cắp, nhái lại của người khác

– Người sáng chế cũng có thể là người đầu tư kinh phí, các phương tiện nhằm tạo ra sáng chế dưới hình thức giao việc, thuê việc

– Một người hoặc một nhóm người cùng sử dụng phương tiện vật chất, kỹ thuật hoặc từ kinh phó của ngân sách nhà nước

– Nếu sáng chế được tạo ra từ kinh phí và công sức của nhà nước thì quyền đăng ký sáng chế thuộc về nhà nước

+ Nếu như sáng chế đó được tạo ra trên cơ sở do Nhà nước hỗ trợ góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn sẽ thuộc về Nhà nước;

+ Nếu sáng chế được tạo ra trên cơ sở có sự hợp tác, nghiên cứu giữa đơn vị là tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế sẽ được tính tương ứng với tỷ lệ đóng góp của cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hợp tác đó.

Trên đây là nội dung giải đáp Ai có quyền đăng ký sáng chế? Trong mục tiếp theo chúng tôi sẽ làm rõ tới Quý vị về thủ tục thực hiện đăng ký sáng chế.

Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào?

Thủ tục đăng ký sáng chế nhìn chung không quá phức tạp, tuy nhiên cần tuân theo các bước theo quy định của nhà nước. Cụ thể, thủ tục đăng ký sáng chế được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Tra cứu khả năng đăng ký của sáng chế

Theo quy định của pháp luật thì đây không phải thủ tục bắt buộc, tuy nhiên, đây vẫn là một bước quan trong giúp rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ cũng như đảm bảo việc đăng ký là đúng quy định của pháp luật

Bước 2. Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Chủ thể có thể tiến hành nộp hồ sơ Đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ, Đại chỉ tại Nguyên Trãi, Thanh Xuân, Hà nội hoặc nộp tạo văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ có địa chỉ tại Đà Nẵng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 3. Theo dõi phản hồi từ cơ quan đăng ký

Sau khi hồ sơ đã được nộp tại Cục SHTT, chủ thể cần tiếp tục theo dõi về tình trạng hồ sơ được Cục SHTT phản hồi để nếu có sai sót, chủ thể có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 4. Nhận kết quả đăng ký sáng chế

Sau khi đơn đăng ký được nộp đầy đủ và trải qua các giai đoạn thẩm định ở bước 03 trên, chủ thể nộp đơn đăng ký sáng chế sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế.

Có nên sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế không?

Thực tế thủ tục đăng ký sáng chế không phải là mọt thủ tục quá phức tạp. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế giá rẻ hiện nay đang được khuyến khích sử dụng. Chủ thể có thể sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế thông qua Công ty Luật, văn phòng luật sư hoặc Phòng đại diện sở hữu trí tuệ

Hiện tại, TBT Việt Nam là đơn vị chuyên thực hiện những dịch vụ liên quan đến pháp lý, trong đó có dịch vụ Đăng ký sáng chế với giá dịch vụ hợp lý.

Dịch vụ mà TBT Việt Nam cung cấp cho khách hàng là Thực hiện dịch vụ từ việc đăng ký đến nhận kết quả từ cơ quan đăng ký thay do chủ đơn, trọn vẹn các công việc như:

– Tư vấn về điều kiện bảo hộ sáng chế, hình thức đăng ký, hình thức bảo hộ,…

– Hướng dẫn cung cấp nhưng thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký

– Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký với tư cách đại diện theo ủy quyền;

– Nhận kết quả đăng ký sáng chế và chuyển về cho chủ đơn và một số công việc liên quan khác.

Với mong muốn đem lại dịch vụ chất lượng với mức phí dịch vụ hợp lý, Rất nhiều khách hang đã tham khảo mức phí và lựa chọn chúng tôi đã bị thuyết phục về mức phí và chất lượng dịch vụ.

Khi có nhu cầu đăng ký sáng chế, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

5/5 - (5 bình chọn)