Nam Định thuộc miền nào?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 7059 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Nam Định đang bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề, di tích lịch sử văn hóa…Nam Định thuộc miền nào?

Vị trí địa lý tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ (còn gọi là đồng bằng Sông Hồng), Việt Nam giáp tỉnh Thái Bình về phía đông bắc, tỉnh Ninh Bình về phía tây nam, tỉnh Hà Nam về phía tây bắc và giáp vịnh Bắc Bộ về phía đông nam. Nam Định có diện tích lớn thứ 52 trong 63 tỉnh thành.

Tỉnh Nam Định có bao nhiêu huyện, thành phố?

Tỉnh Nam Định có Thành phố Nam Định và  có 9 huyện là: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên.

Trong năm 2011, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh Nam Định ước đạt 11.725 tỷ đồng, tăng12,1% so với cùng kỳ. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 19,2 triệuđồng.

Tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản là 4.592 tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2010. Sản xuất công nghiệp đạt 12.231 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong đó, công nghiệp Trung ương đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 12,4%; công nghiệp địa phương đạt 9.712 tỷ đồng, tăng 23% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 981 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010.

Giá trị hàng xuất khẩu đạt 322 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ; nhập khẩu là268 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 1.700 tỷ đồng, bằng 125% dự toán, và tăng 26% so với năm 2010.

Tỉnh Nam Định là một  tỉnh có truyền thống hiếu học của cả nước. Nam Định có 1 trường chuyên là THPT chuyên Lê Hồng Phong, đây là một trường được xếp vào hàng đầu của cả nước.

Ngoài ra, có một ngôi trường khác cũng khá nổi tiếng đó là trường THPT Giao Thủy A, (trường THPT Chuẩn quốc gia năm 2003). THPT Trần Hưng Đạo, Nguyễn Khuyến, Hải Hậu A (trường chuẩn quốc gia năm 2003).

Trong tốp 200 trường Nam Định có tới 16 trường, cứ trung bình mỗi trung tâm cấp huyện hay thành phố có 2 trường nằm trong tốp các trường dẫn đầu cả nước chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% các trường toàn tỉnh. Trong Top 100 trường THPT tốt nhất Việt Nam năm 2009, Nam Định có tới 5 trường.

Nam Định giáp với những tỉnh nào?

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Nam Định, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 90 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 90 km về phía tây nam, có vị trí địa lý:

– Phía bắc giáp tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam.

– Phía tây giáp tỉnh Ninh Bình.

– Phía đông và phía nam giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Các điểm cực của tỉnh Nam Định:

– Điểm cực bắc tại: Xóm Trung Lễ, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc.

– Điểm cực đông tại: Khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy gần cửa Ba Lạt, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy.

– Điểm cực tây tại: Xóm Hòa Bình, xã Yên Thọ, huyện Ý Yên.

– Điểm cực nam tại: Xóm 8, xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng.

Tỉnh Nam Định có diện tích là 1.668 km² và dân số năm 2020 là 1.780.033 người.

Tỉnh Nam Định thuộc miền nào?

Nam Định thuộc miền Bắc nước ta, cụ thể Nam Định nằm ở phía Nam của miền Bắc. Được biết, theo quy hoạch năm 2008 thì Nam Định thuộc vào vùng duyên hải Bắc Bộ. Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hơn thế nữa, Nam Định còn nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế của vịnh Bắc Bộ.

Chính vì vậy cho nên tỉnh Nam Định rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế cùng với các tỉnh lân cận.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định

Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:

– Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường.

Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.

– Vùng đồng bằng ven biển: Gồm các huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.

– Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: Có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. 

Thành phố Nam Định là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nam Định, một trong những trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ của cả nước và cũng là trung tâm thương mại-dịch vụ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.

Nam Định có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản. Ở đây có khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy) và có 4 cửa sông lớn: cửa Ba Lạt sông Hồng, cửa Đáy sông Đáy, cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ và cửa Hà Lạn sông sò.

Khí hậu của nam định mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình tăng dần từ bắc xuống nam (mùa đông) , vùng ven biển mùa đông ấm hơn vùng trong nội địa, tháng 1 bình quân từ 16-18 độ (thành phố nam định 16.4 độ, Thịnh Long 17.2 độ) tháng 7 trên 29 độ.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.650 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.600 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 90 %.

Mặt khác, do nằm trong vùng ven biển vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.

5/5 - (6 bình chọn)